Bên cạnh nhiều ý kiến không ủng hộ mở rộng phạm vi xử lý hình sự với trẻ từ 14-16 tuổi thì không ít quan điểm cho rằng cần có quy định để răn đe.


Quốc hội dành cả ngày 24/5 để thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên hay không mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi ở các tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thuộc 3 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).

Mở rộng xử lý là quá nặng với trẻ em

ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) dẫn số liệu từ TAND Tối cao 5 năm qua, cho thấy tỉ lệ tội phạm từ 14-16 tuổi không đáng kể, chiếm 0,31% tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, chiếm 0,6% tội hiếm dâm, năm 2016 chỉ có 2 trường hợp vi phạm; chiếm 0,47% tội bắt cóc, chiếm đoạt tài sản, 3 năm qua chưa có trường hợp nào. 

Theo vị đại biểu này, như vậy loại tội phạm này không diễn biến phức tạp và gia tăng. Việc chỉ xử lý những trường hợp rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ phù hợp với quản lý giáo dục hiện nay.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp 

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp cho rằng, lịch sử lập pháp từ trước đến trước khi ban hành BLHS 2015 chỉ xử lý hình sự với những trẻ trong độ tuổi này khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, BLHS 2015 đã được sửa theo hướng mở rộng phạm vi, xử lý hình sự đối với các em cả ở tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng khi thuộc 3 trên.

Đại biểu Thuỷ dẫn số liệu cho thấy, trong 3 năm từ 2014 - 2016, cả nước chỉ có 122 em bị truy tố về tội cố ý gây thương tích, trung bình mỗi năm mỗi địa phương chỉ có 1 trường hợp đến mức phải xử lý hình sự. Cả nước chỉ có 9 em bị truy tố về tội hiếp dâm và 2 em bị truy cứu về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Theo bà Nguyễn Thị Thuỷ, xử lý như BLHS 2015 là rất nặng cho trẻ em, gần như không có sự phân hóa giữa trẻ em và người lớn phạm tội. Trong khi độ tuổi này diễn ra nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tò mò, hiếu động, dễ bắt chước những điều mới lạ, hạn chế pháp luật.... Do đó, đại biểu đề nghị chỉ xử lý hình sự khi các em phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng như từ trước tới nay.

"Có ai nói phải bỏ tù các em đâu!"

Không đồng tình với những quan điểm trên, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tranh luận lại cho rằng, thực tiễn trẻ em thường chỉ phạm các tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng như đánh nhau, bạo lực học đường...

"Tôi là người rất cứng rắn, nhưng khi xem một số clip các em đánh nhau, xé quần áo, đón đường đập nhau... tôi không thể xem được hết. Nếu các vị đưa ra quốc tế, cho người nước ngoài xem, liệu họ có đồng tình với các vị là không xử lý các em không?”, ông Nhưỡng đặt vấn đề.

 

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội 

"Nói như các đại biểu trước thì dường như chúng ta đang đón lõng để xử lý các em. Nhưng chúng ta không đón lõng. Số liệu các vị đưa ra không chứng minh được điều gì. Nhiều năm qua chúng ta không xử lý nên không có số liệu, không thể lấy đó để chứng minh cho ngày hôm nay” – ông Nhưỡng nêu quan điểm và cho rằng, nếu chỉ giáo dục đơn thuần thì sẽ không đủ sức răn đe và phòng chống tội phạm. 

"Có đại biểu nói chúng ta không có đủ nhà tù, trại giam. Ở đây có ai nói là phải bỏ tù các em đâu? Chúng ta xử lý hình sự và áp dụng hình phạt là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Đề nghị hết sức cân nhắc việc này”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến.

Liên quan đến nội dung này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, các ý kiến đang bàn quá nhiều vào độ tuổi, trong khi cái đáng quan tâm là hướng tới chính sách xử lý, trong chính sách quan tâm đến nguyên tắc xử lý chứ không phải độ tuổi.

Dẫn thông tin để các đại biểu tham khảo trước khi quyết định, ông Bình cho biết, trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự, các cơ quan đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia của Pháp, Ý.  Tại Pháp, áp dụng tăng các biện pháp giáo dục, hạn chế biện pháp cưỡng chế, tù giam. Những trường hợp buộc đưa vào tù là do tái phạm nhiều. Với tất cả các án liên quan đến trẻ em phải xử kín, đảm bảo các em không bị xúc phạm, để có cơ hội sửa sai về sau.

Theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, họ cũng không quy định tuổi 14-16 và 16-18 mà HĐXX quyết định trên cơ sở nhận thức của các em với hành vi phạm tội đó, áp dụng cá biệt trong từng trường hợp cụ thể, ”nên anh 15 tuổi có thể bị xử nặng hơn 17”.

Về mức xử phạt, ông Bình cho biết, trong trường hợp phải xử tù thì các nước áp dụng hình phạt bằng 1/2 so với khung hình phạt tương ứng người lớn. Nếu Việt Nam áp dụng, có thể ”mạnh dạn” giảm còn bằng 1/4 - 1/3.

”Như vậy không loại trừ trường hợp nào. Như đánh nhau, dù không có phần trăm thương tích nhưng lột quần lột áo làm nhục thì có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, có cháu vì xấu hổ mà tự sát” – Chánh án TANDTC nêu ví dụ và cho biết nững vụ đó vẫn đưa ra toà án nhưng là để cảnh cáo, giáo dục, hoà giải là cần thiết, chứ không phải ép các em vào tù./.

 

                                                                            TheoVOV.VN

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục