Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Học tập và làm theo (HT<) Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phục vụ quê hương, đất nước, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng tích cực.


Sử dụng hiệu quả nguồn quỹ chăm sóc người cao tuổi

Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy (CS&PH) vai trò người cao tuổi (NCT) tỉnh Hòa Bình đã được thành lập và hoạt động hiệu quả tại 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Trong bối cảnh nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác chăm lo cho NCT còn hạn hẹp thì việc phát huy nội lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng. Từ đó tạo thêm nguồn lực góp phần thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo vệ, CS&PH vai trò NCT, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên

Năm 2023, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình kết nạp được 1.856 đảng viên, đạt tỷ lệ 2,65% tổng số đảng viên và xếp thứ 55 toàn quốc về công tác phát triển đảng viên (PTĐV). Năm 2024, tỉnh ta phấn đấu kết nạp được 2.100 đảng viên mới trở lên so với tổng số 70.045 đảng viên có đến thời điểm 31/12/2023 (đạt tỷ lệ 3%). 6 tháng đầu năm 2024, với rất nhiều nỗ lực và giải pháp quyết liệt, toàn tỉnh đã kết nạp được 876 đảng viên, đạt 41,71% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số đảng bộ thực hiện kết nạp đảng viên mới trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá như Lạc Thủy đạt 67%, Tân Lạc 59,5%, Công an tỉnh đạt 48,57%, Mai Châu đạt 47,65%... Tuy nhiên cũng có một số đảng bộ thực hiện đạt thấp như Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh 36,13%, huyện Kim Bôi 33,17%, huyện Cao Phong 33%, thành phố Hòa Bình 26,52%.

Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân

Thực tiễn hiện nay cho thấy, giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng đã có bước phát triển lớn mạnh, trưởng thành về chất và có những đóng góp to lớn vào quá trình đổi mới, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa là trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên có không ít thách thức đặt ra cho sự phát triển, lớn mạnh của giai cấp công nhân.

Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hỗ trợ các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành

Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 3/1/2023 (Đề án 01) có mục tiêu tổng quát là: Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã. Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Sẻ chia những "giọt hồng" nhân ái

Với mong muốn giúp những người bệnh nguy kịch cần máu được cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế, thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể và tình nguyện viên trên khắp địa bàn tỉnh không ngần ngại đăng ký hiến máu tình nguyện (HMTN), chia sẻ những "giọt hồng" để cứu người. Đó là hành động cao đẹp, ý nghĩa, đề cao tinh thần "tương thân tương ái” trong cộng đồng, giúp phong trào HMTN của tỉnh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Đây là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cộng đồng đang chung tay thực hiện. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với việc xác định mục tiêu, có những biện pháp tích cực và sự nỗ lực từ các tổ chức, dự án, chương trình… mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản

Theo các chuyên gia kinh tế, tháo gỡ rào cản về pháp lý và nguồn vốn là hai vấn đề tỉnh Hòa Bình cần tập trung triển khai thực hiện nhằm khơi thông thị trường bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững.

Góp phần bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Đà

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quý giá, có khả năng tái tạo, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và đời sống người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, thủy sản được nuôi trồng chủ yếu ở khu vực lòng hồ sông Đà. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân vùng hồ. Bởi vậy, việc tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là trên lưu vực sông Đà không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương mà cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.

Đưa kiến thức pháp luật đến người lao động trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Để người lao động (NLĐ) không vi phạm pháp luật và tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trước tiên NLĐ phải được trang bị, hiểu biết về pháp luật và các quy định liên quan. Do đó, Công đoàn tỉnh xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng. Hàng năm, các cấp Công đoàn trong tỉnh chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức tuyên truyền giúp NLĐ dễ tiếp cận thông tin, nắm vững kiến thức. 

Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.