Phát biểu tại phiên họp tổ Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, chiều 25-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông và các lãnh đạo bộ, ngành đã có những phiên họp kéo dài nhiều giờ để xây dựng kịch bản chi tiết cho tăng trưởng, khắc phục các khó khăn còn tồn đọng.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Tổ Hải Phòng. (Ảnh: DUY LINH)

Điểm lại những bất lợi trong tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng có những yếu tố khách quan, nhưng cũng nhấn mạnh, bài ca "do khách quan” dẫn đến tăng trưởng chậm cần phải được khắc phục. Chính phủ đang tính từng mặt hàng, từng cấu phần tăng trưởng, trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu, nông nghiệp (3,05%), du lịch (30%), sản xuất công nghiệp, điện tử…

Bên cạnh đó, Thủ tướng thừa nhận trong bộ máy hành chính, có bộ phận cán bộ chưa gắn trách nhiệm đầy đủ nên hệ thống của chúng ta chưa đồng bộ.

Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ phải có tinh thần đổi mới quyết liệt, hội nhập để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Không chỉ có lãnh đạo cấp cao, mà còn lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tới cấp phường xã cần phải làm tốt hơn trong công tác thực thi công vụ.

Thủ tướng cho biết ông đã cảm nhận được sự mong chờ, hồ hởi của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với các cấp lãnh đạo như thế nào qua cuộc gặp mới đây.

Trình bổ sung dự án đường cao tốc bắc - nam để huy động vốn

 

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng - ảnh trên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kinh tế năm 2017 đang trên một nền ngân sách bội chi lớn, trần nợ công chưa vượt ngưỡng 65% nhưng nợ công của Chính phủ đã vượt 50% nên dư địa ít, Chính phủ muốn làm gì để tăng trưởng nhanh kinh tế đều rất khó.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên tán thành với các nhóm giải pháp ngắn hạn của Chính phủ để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7% như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra.

Ông cho rằng Chính phủ vẫn có thể để đạt được mục tiêu này do vẫn còn dư địa đầu tư công trong kế hoạch đầu tư trung hạn. Nhưng điều đại biểu này băn khoăn là tốc độ giải ngân các dự án của Chính phủ đang chậm.

Theo đại biểu Kiên, mặc dù Quốc hội sát cánh cùng Chính phủ nhưng đến thời điểm này nếu không kịp trình dự án đường cao tốc bắc nam ra Quốc hội thì việc giải ngân sẽ ngày càng khó. Theo Luật Đầu tư công, đây là dự án trọng điểm Quốc gia và theo Nghị quyết 96 của Quốc hội. Đến thời điểm này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ, mời các chuyên gia đánh giá và sẽ trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đưa dự án đường cao tốc bắc - nam trình Quốc hội ngay trong kỳ họp này.

"Mỗi đồng đầu tư xây dựng cơ bản thì có thể huy động được 3-4 đồng của các thành phần kinh tế khác, vì thế nếu năm nay chúng ta thêm được 20 nghìn tỷ đồng trong đầu tư công thì sẽ thêm được 70-80 nghìn tỷ đồng vốn của xã hội để bảo đảm tốc độ tăng trưởng”, đại biểu Kiên nói.

Biết khai thác các tiềm năng để tăng trưởng kinh tế

 

Về tiềm năng phát triển kinh tế những tháng cuối năm 2017 và những năm tiếp theo, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh - ảnh trên) khẳng định, chúng ta đề ra mục tiêu tăng trưởng 6,7 để phấn đấu và chúng ta có cơ sở để phấn đấu.

"Chúng ta có rất nhiều tiềm năng. Quan trọng là chúng ta có khả năng khai thác được tiềm năng này không?”, đại biểu Ngân nói.

Nhấn mạnh tiềm năng đầu tiên thuộc về khu vực kinh tế tư nhân, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, vừa qua có ba động lực có thể hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, cụ thể như Nghị quyết T.Ư 5, Nghị quyết 35 của Thủ tướng Chính phủ và ngày hôm qua (24-5), Quốc hội đã thảo luận về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. "Đây đều là động lực hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế tư nhân”.

Tiềm năng về khu vực đầu tư FDI, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, các nhà đầu tư vẫn chọn Việt Nam là điểm đến. Tuy nhiên, theo ông, đây cũng cơ hội để sàng lọc và chọn lựa những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà "có lý lịch” tốt và ưu tiên công nghệ cao.

Đồng thời, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng chỉ ra tiềm năng nữa, đó chính là ngành du lịch. "Đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn và đã, đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cả nước và ngành này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển” – Đại biểu Ngân khẳng định.

Vẫn trăn trở và lo lắng nhiều cho lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định: "Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Việt Nam - có thể so sánh và hãnh diện với thế giới”. Tuy nhiên, theo đại biểu Ngân thì việc đầu tư đối với lĩnh vực này mới chiếm 5,5% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khi ngành nông nghiệp vẫn đóng góp được cho GDP trên 16% và nơi đây đang có 65% dân số ở nông thôn và trên 23 triệu lao động (chiếm khoảng 42% lao động là lao động nông nghiệp).

 

                                                    TheoNhandan

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục