Trong phiên chất vấn sáng nay, 15-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đều nhận trách nhiệm trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân kinh tế tăng trưởng không đạt kế hoạch.


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải trình về vốn đầu tư công sáng 15-6.

Bộ còn nể nang, chưa cương quyết trong thực hiện Luật Đầu tư công

 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn sáng 15-6.

Trả lời đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) về giao vốn chậm khiến sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư công hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong thời gian trước đây, do quản lý hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ nên hiệu quả quản lý vốn đầu tư chưa được bảo đảm.

Để khắc phục, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, tạo cơ sở pháp lý để giảm đi những đầu tư dàn trải với những quy trình chặt chẽ hơn, từ lựa chọn dự án để phê duyệt đến kiểm soát các dự án, tránh dàn trải, nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, thực tế thực hiện Luật này cũng rất khó, vì có những dự án bố trí được tập trung do nhu cầu đầu tư phát triển của từng ngành, từng địa phương trong 5 năm rất lớn, trong khi khả năng thu xếp vốn thấp hơn. Điều này dẫn tới việc phân bổ của các bộ, ngành và địa phương do nhu cầu phát triển nên bố trí chưa được tập trung.

Về việc giao vốn hằng năm và 5 năm, Luật Đầu tư công đã quy định rõ, các quy trình sẽ được thiết kế nhiều hơn, chặt chẽ hơn. Do vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, "việc thực hiện các thủ tục mới theo Luật của các bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong thời gian đầu”.

Ngoài ra, việc hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa kịp thời, còn chậm và có nhiều cách hiểu khác nhau. Từ nhu cầu lớn và khả năng thu xếp, khả năng cân đối vốn hạn chế và mất cân đối. Do vậy, việc co kéo cũng như điều chỉnh các phương án khác nhau dẫn đến việc giao vốn chậm hơn so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề giải ngân chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng "xin nhận trách nhiệm chưa cương quyết, còn nể nang trong việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công cũng như các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ”.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên - ảnh dưới) về tình trạng yếu kém trong công tác quản lý đầu tư công, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ có phần trách nhiệm khi việc quản lý còn hạn chế và gây ra sự lãng phí trong thời gian qua.

 

"Chúng tôi có hai trách nhiệm đối với vấn đề này. Đó là việc tham mưu cơ chế chính sách chưa đưa ra đầy đủ, và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phát hiện các trường hợp thất thoát chưa tốt. Vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã được khắc phục một phần nhờ các luật và nghị định hướng dẫn mới, nhưng chưa triệt đề và vẫn còn nhiều bất cập”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Trong phần tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Văn Thể (Phú Thọ) đều cho rằng Luật Đầu tư công đang bộc lộ nhiều vấn đề về mặt phân cấp, phân quyền, đi ngược lại với mục tiêu của Chính phủ.

Trả lời phần tranh luận này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tinh thần của luật không đi ngược lại mục tiêu của Chính phủ với chuyện phân cấp cho các địa phương. Theo Bộ trưởng, các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách cần được thẩm định và xác định nguồn một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát như trước đây. Còn những dự án sử dụng nguồn vốn của các địa phương vẫn hoàn toàn do các địa phương tự quyết định.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giải ngân chậm khiến kinh tế tăng trưởng không đạt kế hoạch

Trưa nay, sau phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã giải trình trước Quốc hội về giải ngân, phân bổ vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2016 và 5 tháng đầu năm nay tuy cao hơn cùng kỳ nhưng còn chậm, không phân bổ hết dự toán.

"Chúng ta có tiền mà không tiêu hết được. Điều này có phần trách nhiệm của Chính phủ, là một trong những nguyên nhân làm tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội để làm tốt hơn thời gian tới", Phó Thủ tướng thừa nhận.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Các bộ, ngành đang mất nhiều thời gian rà soát ưu tiên để cắt giảm, nên làm chậm thời gian giải ngân. Mục tiêu của Luật Đầu tư công là tránh thất thoát, dàn trải nhưng cũng nhiều quy định thủ tục còn cải trở việc giải ngân.

Về khách quan, Phó Thủ tướng đồng ý với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư về việc còn nhiều lúng túng từ khâu ban hành văn bản cho đến khâu thực hiện luật Đầu tư công. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn là việc chưa có tiền lệ nên chưa có kinh nghiệm.

Mặc dù kế hoạch Quốc hội phê duyệt cuối năm 2016 theo Nghị quyết 66 là 2 triệu tỷ đồng nhưng phải cắt giảm 200 nghìn tỷ so với phương án này. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương mất rất nhiều thời gian để rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để cắt giảm, làm giảm tiến độ giải ngân.

Phó Thủ tướng cũng thừa nhận ý kiến của các đại biểu cho rằng Luật Đầu tư công và các quy định mới có tiến bộ là tránh thất thoát, dàn trải nhưng bên cạnh đó nhiều quy định mang tính thủ tục làm cản trở việc giải ngân.

Về nguyên nhân chủ quan, Phó Thủ tướng thẳn thắn thừa nhận Chính phủ và bộ, ngành chậm trong việc rà soát phát hiện để sửa đổi kịp thời những bất hợp lý trong các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công.

Ông cũng cho hay: Các bộ, ngành giằng xé nhiều lựa chọn, việc nào cũng muốn nên việc cắt giảm rất khó khăn. Phó thủ tướng cũng nhìn nhận phân công, phân cấp ủy quyền cho địa phương chưa quyết liệt.

"Còn tình trạng thích ôm việc của các bộ, ngành. Một số bộ thấy việc gì cũng quan trọng, việc gì cũng to để Bộ làm. Việc phân cấp cho địa phương chưa quyết liệt, không thể biện minh hay chối cãi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, một bộ phận cán bộ còn nhũng nhiễu, chưa được các bộ xử lý nghiêm...

Để đẩy nhanh tiến độ hiệu quả đầu tư công, Phó Thủ tướng cho rằng, Thủ tướng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt như: yêu cầu bộ, ngành địa phương tiếp tục đấu thầu xây dựng, tăng cường phân cấp hơn nữa; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; rà soát bất cập trong văn bản pháp luật hướng dẫn; xử lý cán bộ tham mưu các cấp làm chậm giải ngân, gây thất thoát. "Chính phủ mong Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên", Phó Thủ tướng đề nghị.

 

                                                 TheoNhandan.vn

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục