Báo Hòa Bình tiếp tục  đăng tải phần cuối  đề cương có nôi dung về cuộc thi viết "Tìm hiểu quan hệ đặc biệt Việt-Lào năm 2017". Các nội dung gợi ý do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy soạn thảo.


Ảnh: Tháp Patuxay ở thủ đô Viên Chăn được coi là biểu tượng chiến thắng của đất nước Lào(ảnh: PV)

(tiếp theo và hết)

7- Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Mục đích: Làm rõ những bài học kinh nghiệm chủ yếu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu:  Bài dự thi phải nêu và phân tích được những kinh nghiệm chủ yếu:

Thứ nhất,  phải xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Thứ hai, phải xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là cụ thể hoá hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nước để hướng dẫn hoạt động của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nước Việt Nam, Lào nhằm đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập.

Thứ ba,  tình cảm cách mạng thuỷ chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Thứ tư,  khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

8- Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Mục đích: Làm rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Yêu cầu: Bài dự thi phải chuyển tải được các nội dung:

- Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước; là quy luật tồn tại và phát triển của cả hai nước ở hiện tại và tương lai.

- Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chính là gìn giữ thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ quân dân hai nước đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của hai nước; gìn giữ truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nhân dân hai nước được lưu truyền qua nhiều thế hệ; gìn giữ công cuộc xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no mà nhân dân hai nước đang thụ hưởng.

- Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là mong muốn và nguyện vọng chính đánh của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.

- Đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của hai nước, gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nó gắn liền và quyết định tới mọi thành công của mỗi người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ.

9- Những cảm nhận về nền văn hoá, về đất nước và con người Lào.

Mục đích: Nêu lên những cảm nhận của mình đối với nền văn hoá, về đất nước và con người Lào.

Yêu cầu:

- Về nền văn hoá:

+ Lào có nền văn hoá được hình thành từ lâu đời, không ngừng hội tụ, phát triển theo thời gian; rất phong phú và đa dạng.

+ Văn hoá Lào nằm trong cơ tầng văn hoá Đông Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hoá Đông Nam Á

+ Tuy có những nét chung của văn hoá Đông Nam Á nhưng văn hoá Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hoá của dân tộc Lào.

* Về văn hoá vật chất của người Lào.

* Về văn hoá tinh thần của người Lào.

- Về đất nước:

+ Đất nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông Dương và Đông Nam Á.

+ Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài nguyên.

+ Đất nước Lào có truyền thõng lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường.

- Về con người:

+ Nhân dân lào cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi.

+ Có tinh thần vươn lên khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm.

+ Có tinh thần cố kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc biệt với nhân dân Việt Nam.

10- Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào.

Mục đích: Nêu những nội dung cần phải làm để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được những nội dung sau:

Để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị và nhân dân hai nước trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm được đúc kết trong lịch sử và tăng cường đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

+ Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại. Đây là lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Do vậy, hai bên phải thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, thông báo cho nhau tình hình phát triển của mỗi nước và cùng nhau trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ đặc biệt cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực hai nước quan tâm, từ đó nâng tầm mối quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.

+ Phải tăng cường hợp tác quốc tế, an ninh trong tình hình mới. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phản động, việc tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình cách mạng mới là việc làm tiên quyết để gìn giữ và phát huy tình cảm hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

+ Phải đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển cách mạng hai nước và mối quan hệ Việt Nam-Lào ở cả hiện tại và tương lai. Trên tinh thần đó, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào cần đẩy mạnh hợp tác, thông qua các Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật hàng năm và từng giai đoạn, tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện sẽ tác động tương hỗ cho các mối quan hệ hợp tác khác giữa hai nước.

Với những thành tựu đã đạt được, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước đang trở thành yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển quân hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới.

+ Phải thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa các địa phương và nhân dân hai nước. Quan hệ giữa các địa phương và nhân dân hai nước không chỉ diễn ra ở các tỉnh có chung đường biên giới mà cần được đẩy mạnh thông qua sự kết nghĩa giữa các tỉnh. Đặc biệt, thông qua Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và qua các Chi hội Hữu nghị ở các tỉnh, quan hệ giữa nhân dân hai nước phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đi cùng với đó, phải tích cực tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hai nước hiểu rõ về lịch sử mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trước mắt là tuyên truyền, cổ vũ nhân dân hai nước tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam do Bộ Chính trị của hai Đảng đã thống nhất phát động.

11- Tại sao các thế lực thù địch xuyên tạc gây chia rẽ quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam

Mục đích: Làm rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong chiến lược chống chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc sự thật về chủ nghĩa xã hội, âm mưu lái cách mạng Việt Nam và Lào từ bỏ con đường đi theo chủ nghĩa xã hội; chia rẽ đoàn kết của hai dân tộc vì những mưu đồ đen tối gây bất lợi cho cách mạng của mỗi nước.

Yêu cầu: Bài dự thi phải truyền tải được các nội dung:

- Âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam được là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước; là quy luật tồn tại và phát triển của cả hai nước ở hiện tại và tương lai.

- Những biện pháp nhận diện, đấu tranh chống lại âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; ngăn chặn biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và dân chúng mỗi nước.

- Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; khắc phục kịp thời những yếu kém, bất cập hiện nay vừa là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; vừa là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.

12- Tại sao hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

Mục đích: Nêu được lý do tại sao hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

Yêu cầu: Sở dĩ hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau:

+ Vì quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.

+ Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam với những phương thức mới và những nội dung mới, do đó hai dân tộc cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng đạt được những mục đích đề ra của cách mạng hai nước.

+ Trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, các thế lực thù địch và phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Do vậy, hơn lúc hết, hai dân tộc phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân hai nước.

+ Trong bối cảnh đoàn kết hợp tác rộng mở trên thế giới hiện nay, xuất hiện nhiều hình thức liên kết hợp tác song phương và đa phương với nhiều mục đích khác nhau, do vậy hai dân tộc Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cần gắn bó chặt chẽ bên nhau, cùng nhau xây đắp mối quan hệ đặc biệt trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong lịch sử thế giới đương đại, đồng thời cũng vì sự phát triển bền vững của mỗi nước./.

 

                                                                                Ban tuyên giáo Tỉnh ủy(tổng hợp)

 

 

 

Các tin khác


Toàn tỉnh thi hành kỷ luật 81 đảng viên


(HBĐT) - Theo UBKT Tỉnh uỷ, trong 6 tháng đầu năm 2017, cấp uỷ các cấp, UBKT Huyện uỷ và tương đương trên toàn tỉnh đã thi hành kỷ luật 1 tổ chức Đảng và 81 đảng viên.

Hội cựu chiến binh huyện Yên Thủy - nhìn lại một nhiệm kỳ


(HBĐT) - Hội CCB huyện Yên Thủy có 19 tổ chức hội với 162 chi hội cơ sở. 3.500 hội viên, tăng 450 hội viên so với đầu nhiệm kỳ, đạt tỷ lệ 90% CCB vào Hội. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Hội luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống "bộ đội Cụ Hồ”, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, đoàn kết, chủ động, sáng tạo triển khai nhiệm vụ toàn diện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội lần V đề ra. Trong đó có 6/7 chỉ tiêu đạt và vượt, nổi bật như: Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền. Tích cực đóng góp ý kiến trong các đợt sinh hoạt chính trị lớn như đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Hiện nay, toàn hội có 232 hội viên được bầu vào các cấp ủy Đảng.

Kết nạp 101 đảng viên mới


(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Đảng bộ huyện Lạc Sơn mở được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho 785 lượt cán bộ từ huyện đến cơ sở.

Sơ kết hoạt động của các BCĐ cấp ủy về thực hiện công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2017


(HBĐT) - Ngày 3/7, Ban chỉ đạo cấp ủy về thực hiện công tác dân vận tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động các Ban chỉ đạo cấp ủy về thực hiện công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng các BCĐ cấp ủy về thực hiện công tác dân vận tỉnh.

Hội nghị trực tuyến phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017

(HBĐT) - Sáng 3/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2017 với tất cả các địa phương trên cả nước. Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh.

Trưng bày Mộc bản triều Nguyễn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Ngày 3-7, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức triển lãm, với chuyên đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục