* Cần sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện nhanh Nghị quyết về xử lý nợ xấu
Tám Nghị quyết được thông qua và công bố gồm:
1- Nghị quyết số 37/2017/QH14 ngày 19-6-2017 của Quốc hội Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;
2- Nghị quyết số 38/2017/QH14 ngày 19-6-2017 của Quốc hội Về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành Dự án thành phần;
3- Nghị quyết số 39/2017/QH14 ngày 19-6-2017 của Quốc hội Phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào;
4- Nghị quyết số 40/2017/QH14 ngày 19-6-2017 của Quốc hội Phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
5- Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
6- Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội Về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020;
7- Nghị quyết số 44/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội Về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV;
8- Nghị quyết số 45/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội Thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”.
Đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã Quốc hội thông qua sáng 21-6, gồm: 19 Điều và thực hiện trong thời hạn năm năm, kể từ ngày 15-8-2017. Nghị quyết quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Nghị quyết này cũng quy định nguyên tắc xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định an toàn hệ thống. Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
TheoNhanDan