(HBĐT) - Người ta vẫn nói rằng, Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em mình trực tiếp chiến đấu và hy sinh ở mảnh đất này. Vì thế, Quảng Trị đã trở thành quê hương thứ 2, là ngôi nhà chung cho các chiến sỹ kể cả khi còn sống hay đã nằm xuống. Cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo công tác chăm sóc người có công của tỉnh, trong những ngày tháng 7 ý nghĩa, chúng tôi có dịp về Quảng Trị để thắp nén hương tri ân các liệt sỹ.
Các đồng chí thành viên BCĐ chăm sóc
người có công của tỉnh thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tỉnh Hòa Bình tại Nghĩa
trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có tới 72 nghĩa
trang liệt sỹ với gần 60 nghìn ngôi mộ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ Quốc
gia là Trường Sơn và Đường 9. Các nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia không chỉ là nơi
an nghỉ của các liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của ý
chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sỹ
Từ TP Đông Hà (Quảng Trị), con đường nhựa phẳng lì
xuyên qua những triền đồi cao su, keo xanh tốt dẫn chúng tôi đến nghĩa trang
Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Nghĩa trang tọa lạc trên đồi Bến Tắt, cạnh QL15,
thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, cách TP Đông Hà khoảng 38 km.
Nơi đây từng đặt Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trường Sơn tham gia cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với quyết tâm "đánh địch mà đi, mở đường
mà tiến”, các chiến sĩ Binh đoàn Trường Sơn đã ngày đêm chiến đấu, nhằm bảo đảm
thông tuyến, thông hàng, chi viện kịp thời cho Miền Nam. Hàng vạn chiến sỹ đã
anh dũng ngã xuống đại ngàn Trường Sơn. Do đó, nghĩa trang được chọn xây dựng
tại đây vừa đảm bảo tính tôn nghiêm, vừa gắn kết khăng khít với lịch sử bộ đội
Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, nghĩa
trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977.
Trong khuôn viên rộng hơn 14 ha, nghĩa trang quy tụ hơn 10 nghìn phần mộ liệt
sỹ. Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy khi bước chân vào nghĩa trang đó là không
gian xanh mát, yên ả với rất nhiều cây xanh và hoa khiến cho nghĩa trang không
có cảm giác lạnh lẽo, u tịch. Đường đi trong nghĩa trang được lát đá, lát gạch
và được bóng cây xanh rợp mát bao phủ.
Đồng chí Hồ Tất ái, Trưởng Ban quản lý nghĩa trang
Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn cho biết: Đây là công trình đền ơn, đáp nghĩa đồ sộ
nhất, quy mô nhất, có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc,
niềm biết ơn và sự tôn vinh của đất nước đối với những người con trên mọi miền
đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống
nhất đất nước. Các phần mộ liệt sỹ được quy tập, đặt lớp lớp thẳng hàng, xây
kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được trông nom, gìn giữ chu đáo. Mộ xếp thẳng hàng
tăm tắp nên nhiều người đứng từ xa đã liên tưởng như đó là vành khăn trắng mà
đất nước mãi để tang các anh.
ở giữa khu trung tâm của nghĩa trang là Đài tưởng niệm
bằng đá trắng cao vút uy nghi. Ngay bên trái của tượng đài Tổ quốc ghi công là
khu mộ liệt sĩ vô danh với 68 ngôi mộ nằm thẳng hàng. Trong nghĩa trang còn có
Đại Hồng chung đặt tại tháp chuông với lời đề từ nổi tiếng của Giáo sư, Anh
hùng lao động Vũ Khiêu: "Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ/Dạt dào Đông Hải khí
anh linh/Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí/Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình”
Xung
quanh tượng đài là các khu mộ liệt sĩ được tập trung theo tỉnh, thành phố. Mỗi
khu mộ có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh đặc trưng các vùng
quê, đất nước.
Khắc sâu ân nghĩa Việt - Lào
Cách
nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn không xa là nghĩa trang liệt sỹ Quốc
gia Đường 9 (thuộc địa bàn phường 4, thị xã Đông Hà). Nghĩa trang hiện là nơi
an nghỉ của hơn một vạn liệt sỹ thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên
mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong
kháng chiến chống Mỹ, dọc đường số 9, Mỹ - Ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân
sự, cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của quân và dân miền Bắc. Do đó,
chiến sự trên tuyến đường 9 diễn ra vô cùng ác liệt. Ngoài ra, nơi đây còn giáp
ranh với nước bạn Lào nên những người con đất Việt hy sinh khi thực hiện nghĩa
vụ quốc tế cao cả trên nước bạn Lào đã được đưa về an táng tại đây.
Điểm
đặc biệt của nghĩa trang Đường 9, là mối thân tình ân nghĩa Việt – Lào được
khắc họa rõ nét. Tượng đài chiến thắng đặt tại trung tâm của nghĩa trang đã
khắc họa hình ảnh anh bộ đội giải phóng quân Việt Nam với cô thiếu nữ và em bé người
Lào mừng chiến thắng sau ngày chiến tranh kết thúc, biểu thị tình đoàn kết giữa
2 đất nước. Ngay phía trước nhà tưởng niệm có 4 cụm tượng ở bốn góc, trong đó
có 2/4 cụm tượng thể hiện tình đoàn kết Việt – Lào. Đó là hình ảnh anh bộ đội
giải phóng quân cầm khẩu súng B41 cùng kề vai sát cánh bên anh bộ đội chủ lực
của Pha – thét (Lào) và hình ảnh tiễn đưa bộ đội giải phóng của ta sau khi hoàn
thành nhiệm vụ trên đất bạn Lào, người thiếu nữ Lào đang buộc sợi chỉ đỏ cổ tay
của anh bộ đội với tha thiết tình cảm quốc tế gắn bó.
Trên
quy mô diện tích 13 ha, nghĩa trang quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ. Trong đó mới
có 3.227 mộ liệt sỹ xác định được đầy đủ tên, tuổi, quê quán, còn lại chưa xác
định được đầy đủ hoặc chưa rõ tên tuổi. Nghĩa trang được chia thành 14 khu vực
liên hoàn theo từng địa phương.
Dưới
cái nắng tháng 7 miền Trung đổ lửa, đứng giữa Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia
Đường 9 nhìn ra tứ phía chỉ thấy trải dài các phần mộ. Nơi đây còn có những
ngôi mộ tập thể an táng hàng trăm liệt sỹ. Mất mát là thế, đau thương là thế
nhưng các anh đã được về đây bên nhau, trong vi vu gió là tiếng các anh cười
đùa, tiếng bước chân hành quân…
Dương Liễu
Bài 2: Thành kính tri ân các anh hùng liệt sỹ
(HBĐT) - Sáng 21/7, UBND tỉnh Tuyên Quang (đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua năm 2017) phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình (đơn vị Cụm phó Cụm thi đua năm 2017) tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc.
(HBĐT) - Sáng 21/7, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm việc với BTV Huyện ủy Lạc Thủy về công tác xây dựng Đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy theo tinh thần Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên BCĐ xây dựng Đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/7, Trường Chính trị tỉnh Hoà Bình tổ chức Bế giảng 2 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên khoá I và II, năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 21/7, BTV Đảng ủy Khối CCQ tỉnh tổ chức hội nghị BCH Đảng bộ Khối lần thứ 10, khóa XVI (mở rộng). Đồng chí Đoàn Văn Thu, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối CCQ tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 21/7, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Kim Bôi. Tham gia đoàn có lãnh đạo Sở LĐ - TB&XH, Bộ CHQS tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ; lãnh đạo và đại diện các ban, ngành huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Việc thành lập Trung tâm hành chính công (TTHCC) tỉnh là giải pháp hiệu quả để đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo lập môi trường làm việc thống nhất, thuận tiện, văn minh, hiện đại, công khai, minh bạch, giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân, góp phần cải thiện chất lượng công vụ, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.