Sau khi nghe báo cáo, các thành viên Ban Chỉ đạo phát biểu ý kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận Hội nghị. Đồng chí nêu rõ: sáu tháng đầu năm, công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng (PCTN) có những chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu hơn, đồng bộ hơn, chú ý khắc phục những khâu yếu trước đây, kết quả rõ nét hơn. Hầu hết các nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo được triển khai nghiêm túc. Các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan chức năng, nhất là Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Thanh tra, Kiểm toán, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Ban Nội chính T.Ư nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp đồng bộ, quyết liệt, trách nhiệm hơn; từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm quý trong công tác này. Công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực đã trở thành phong trào, bài bản hơn. Những vụ việc, vụ án tham nhũng rõ đến đâu đưa ra xử lý đến đó; làm từng việc, việc làm trước tạo tiền đề cho việc làm sau; huy động được sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, cả xã hội cùng vào cuộc. Tổng Bí
thư nhấn mạnh, công tác PCTN đạt những kết quả nổi bật cả trong phòng và
chống, cụ thể như: Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 85, ngày 23-5-2017,
về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính
trị, Ban Bí thư quản lý. Quy định này đã được áp dụng vào cuộc sống. Chỉ đạo
quán triệt, thực hiện nghiêm Kết luận số 10, ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn
thiện thể chế về kinh tế-xã hội và PCTN; tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, nhất là kiểm tra,
kết luận các sai phạm và tiến hành xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức, cá nhân
để xảy ra sai phạm tại Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam, Ban cán sự Đảng Bộ Công thương các tỉnh ủy Bình Định, Đồng Nai; một số
cán bộ đương chức, cán bộ cấp trên đã bị xử lý kỷ luật đúng người, đúng tội.
Tập trung chỉ đạo việc thanh tra, kiểm toán chín dự án gây thất thoát, thua
lỗ lớn, trong đó đã kết thúc thanh tra tại ba dự án; đôn đốc, đẩy nhanh tiến
độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp. Thành
lập tám đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 địa phương. Công tác thông tin, tuyên
truyền về PCTN được tăng cường và có hiệu quả.
Ban Chỉ
đạo biểu dương các cơ quan đã chủ động phối hợp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, xác minh các vụ việc, điều tra, truy
tốt, xét xử các vụ án thanh nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, góp phần
tạo chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Cụ thể như, đã
hoàn thành xét xử sơ thẩm đối với bốn trong số sáu vụ án thuộc diện Ban Chỉ
đạo theo dõi chỉ đạo, với những mức án nghiêm khắc, có tác dụng răn đe, giáo
dục, phòng ngừa được dư luận đồng tình (gồm hai bị cáo tử hình, một bị cáo tù
chung thân, 17 bị cáo có thời hạn tù từ 20 tháng đến 24 năm tù). Kết thúc
điều tra bổ sung tám vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kết thúc
việc giải quyết hai vụ án, 16 kiến nghị thuộc giai đoạn hai các vụ án Phạm
Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Văn Cử, Dương Thanh Cường, Lâm Ngọc
Khuân.
Tuy
nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục, đó là còn hai vụ
án chưa hoàn thành xét xử sơ thẩm theo kế hoạch. Công tác phát hiện, đấu
tranh, giám định tuy có tiến triển, nhưng chưa đạt yêu cầu; việc thu hồi tài
sản được chú ý, song vẫn còn ít. So với các cơ quan Trung ương, công tác PCTN
ở địa phương chuyển biến chưa mạnh mẽ, tới đây cần tập trung khắc phục. Trong
một số trường hợp, xử lý hành chính còn chậm, hoặc chưa đồng bộ, mức độ kỷ
luật có ý kiến cho rằng còn nhẹ,..
Về nhiệm
vụ sáu tháng cuối năm Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, tạo chuyển biến
mạnh mẽ hơn trong công tác này, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tăng cường kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ nảy sinh tham nhũng.
Khẩn trương thanh tra, kết luận làm rõ đúng sai, xác định đúng nguyên nhân,
trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức cá nhân có sai phạm tại chín
dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm: dự án Tổng công
ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu
(AVG); việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
Hoàn
thành xét xử sơ thẩm hai trong số sáu vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,
chỉ đạo theo kế hoạch. Kết thúc điều tra, truy tố, xét xử mười trong số 12 vụ
án, xử lý bốn vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; bốn vụ án,
một vụ việc thuộc diện Ban Nội chính T.Ư theo dõi, đôn đốc theo Kế hoạch của
Ban Chỉ đạo; nhất là các vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh.
Đẩy nhanh
tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tổng công ty
cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á;
giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm; giai đoạn II vụ án Vũ Quốc Hảo. Đẩy nhanh
tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc nêu trong Kết luận thanh tra dự
án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ; dự án xây dựng Nhà máy sản xuất
Ethanol Dung Quất; đưa ra truy tố, xét xử một số vụ án khác thuộc diện Ban
Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc. Hoàn
thành Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư
luận xã hội quan tâm tại 20 địa phương.
Ban hành
và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất
mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; nghiên cứu, đề xuất
quy định thống nhất đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác PCTN cho
cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN; nhất là việc chỉ đạo, định
hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí
thư lưu ý, trong đấu tranh PCTN, chú ý khâu phát hiện, giám định, thu hồi tài
sản, tăng cường chỉ đạo các địa phương về công tác này. Rà soát các vụ án
đang chỉ đạo; vụ án nào có điều kiện thì tập trung chỉ đạo dứt điểm; đổi mới,
khắc phục những yếu kém trong khâu giám định, tháo gỡ những vướng mắc, thiếu
quy định thì bổ sung quy định, chưa đủ thì hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn
và lòng dân thì mạnh dạn làm; chú trọng các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,
đầu tư công. Khi xem xét từng vụ việc tập trung coi trọng căn cứ bản chất của
vấn đề, xác định rõ mức độ. Tổng Bí thư cũng yêu cầu phát huy, đẩy mạnh hơn
nữa công tác thông tin tuyên truyền và vai trò của báo chí; cung cấp thong
tin cho báo chí để đưa tin đúng chính xác, không được làm méo mó sự việc.
Tổng Bí
thư nhấn mạnh, để công tác PCTN đạt kết quả như mong muốn cần tiến hành quyết
liệt hơn nữa; không chịu trở ngại nào, sức ép nào.
|
|
TheoNhandan