Theo báo cáo của NHCSXH Việt Nam, để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Đảng, Quốc hội, Bộ, ngành TƯ và chính quyền địa phương các cấp đã luôn quan tâm đến việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức. Đến ngày 30/9/2017, tổng nguồn vốn đạt 179.120 tỷ đồng, tăng 172.098 tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Từ ba chương trình tín dụng nhận bàn giao là chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên và giải quyết việc làm, đến nay tín dụng CSXH đã và đang triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủy thác cho NHCSXH thực hiện. Đến 30/9/2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 169.036 tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,2%, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Dư nợ của NHCSXH tập trung chủ yếu vào 8 chương trình tín dụng lớn, chiếm trên 96% tổng dư nợ và chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và VSMTNT, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, HSSV, giải quyết việc làm, nhà ở. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đã không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 0,42%, nợ khoanh còn 0,39%. NHCSXH ủy thác cho 4 tổ chức CT-XH, cả nước có 10.974 điểm giao dịch xã và thành lập được 187.151 Tổ TK&VV.
Thừa uỷ quyền, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen của các bộ ngành TƯ cho 2 tập thể.
Trong 15 năm đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH với doanh số cho vay đạt 433.245 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 272.336 tỷ đồng, góp phần giúp trên 4,5 triệu lượt hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động; hơn 3,5 triệu lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,9 triệu công trình NS&VSMTNT; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng tránh bão lụt khu vực miền trung; trên 112 nghìn lao động được vay vốn đi XKLĐ.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề như: Nguồn lực để thực hiện các chương trình TDCS còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, chất lượng TDCS chưa đồng đều, công tác phối hợp…
Thừa uỷ quyền, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tặng Bằng khen của các bộ ngành TƯ cho các cá nhân xuất sắc.
Giai đoạn 2017-2020, NHCSXH Việt Nam đặt ra các mục tiêu: Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ; nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm tăng bình quân trên 20%....
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tín dụng chính sách xã hội là công cụ hữu hiệu trong giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành địa phương tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TƯ của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời cần chủ động nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường các nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách, bố trí đủ nguồn vốn và có nhiều biện pháp huy động vốn phù hợp. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá để tạo lập nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giảm nghèo bền vững. Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác uỷ thác của các tổ chức CTXH nhận uỷ thác, chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, hoạt động giao dịch tại xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt là công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của NHCSXH, các tổ chức nhận uỷ thác và ban quản lý tổ TK&VV. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay, thu nợ tránh rủi ro. Mặt khác, tín dụng chính sách phải chú trọng hỗ trợ người dân khởi nghiệp, phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ chuyển giao KHCN trong sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách đặc biệt là những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành các tầng lớp nhân dân để thực hiện và giám sát thực hiện trên địa bàn.
Nhân dịp này có 2 tập thể và 9 cá nhân được nhận Bằng khen của các cấp bộ ngành TƯ vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách 15 năm.
Đinh Thắng