(HBĐT) - Cho đến nay, cán bộ và nhân dân 12/12 xóm của xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đều có sự đồng thuận, nhất trí cao trong thực hiện Đề án sáp nhập, kiện toàn một số xóm của xã. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân còn băn khoăn trong việc thực hiện các chính sách xã hội sau khi thực hiện việc sáp nhập.


Có sự đồng thuận nhưng chưa nhất trí hoàn toàn

Đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Đồng cho biết: Sau khi UBND tỉnh triển khai Quyết định số 1084 (gọi tắt là Đề án 1084) về "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hoà Bình”, UBND huyện Kim Bôi đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND. Trong đó, giao xã Vĩnh Đồng và thị trấn Bo thí điểm thực hiện việc sáp nhập các xóm và tổ dân phố. Theo đó, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết về triển khai đề án sáp nhập, kiện toàn xóm trên địa bàn xã. Tiếp đó, UBND xã xây dựng và ban hành Đề án sáp nhập, kiện toàn xóm trên địa bàn xã Vĩnh Đồng.

Theo đề án, xã Vĩnh Đồng có 13 xóm, trong đó 12 xóm thực hiện sáp nhập, kiện toàn, 1 xóm giữ nguyên. Sau khi sáp nhập, các xóm đảm bảo tinh gọn, phù hợp với vị trí địa lý, văn hoá của nhân dân trong các khu dân cư. Đáng nói hơn, sau khi sáp nhập, kiện toàn về tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã giảm so với trước. Hiện còn 8 chi bộ, giảm 5 chi bộ; có 8 xóm, giảm 5 xóm; 40 tổ chức đoàn thể, giảm 24 tổ chức. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xóm có 32 người, giảm 20 người. Trong đó, bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận; công an viên kiêm phó trưởng thôn, nhân viên y tế thôn, bản mỗi vị trí còn 8 người, giảm 5 người so với trước. Sau sáp nhập, kinh phí từ ngân sách chi trả cho những người hoạt động không chuyên trách ở xóm trên địa bàn xã đã giảm gần 300 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động văn nghệ, thể thao giảm gần 1/2.

Sau khi thực hiện việc sáp nhập 29 hộ dân ở xóm Sống Trên, nhà văn hoá xóm Sống Dưới (xã Vĩnh Đồng) không thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của 166 hộ dân.

Để thực hiện đề án, cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân. Ngay sau khi có chủ trương thí điểm triển khai việc sáp nhập, UBND xã đã tổ chức hội nghị tham vấn sáp nhập với thành phần là lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, người có uy tín trong cộng đồng dân cư và cán bộ hưu trí. Tiếp đó, UBND xã tổ chức hội nghị triển khai đề án tới các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, BCH Đảng bộ, cán bộ, công chức xã; các bí thư chi bộ, trưởng xóm, phó xóm, hiệu trưởng nhà trường và trạm trưởng trạm y tế xã, đồng thời lấy ý kiến nhân dân tại cơ sở. Theo đó, trong 2 lần tổ chức lấy ý kiến nhân dân vẫn còn nhiều người dân không đồng ý sáp nhập. ở lần lấy ý kiến thứ nhất, có 8/13 xóm không đồng ý sáp nhập. Đến lần lấy ý kiến thứ 2 có 4/5 xóm còn lại đã đồng thuận sáp nhập. Chỉ có xóm Chiềng 2 vẫn còn nhiều người dân không đồng tình.

Để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân, cấp uỷ, chính quyền từ xã đến huyện đã nhiều lần gặp gỡ, tuyên truyền để người dân nắm bắt được chủ trương, nhưng phải đến lần thứ 4 sau 9 cuộc họp, người dân ở xóm Chiềng 2 đồng ý sáp nhập mới đạt tỷ lệ 56,25%. Đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Đồng chia sẻ: Trên thực tế, việc thực hiện Đề án sáp nhập, kiện toàn các xóm không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Bởi trong tâm lý, tư tưởng của phần lớn người dân và một bộ phận cán bộ ở cơ sở không muốn có sự thay đổi, người ta muốn giữ nguyên làng cũ, không muốn có sự tách nhập. Do vậy, việc tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong người dân cực kỳ khó khăn.

Vẫn còn nhiều băn khoăn

Đồng chí Bùi Văn Hùng chia sẻ: Cho đến thời điểm này việc thực hiện Đề án sáp nhập, kiện toàn một số xóm của xã Vĩnh Đồng đã cơ bản xong. Chúng tôi chỉ chờ nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh là thực hiện. Tuy vậy, cho đến giờ một bộ phận cán bộ và nhân dân còn băn khoăn về việc thực hiện các chính sách sau khi thực hiện sáp nhập sẽ như thế nào, nhất là đối với các xóm đang được hưởng Chương trình 135, sau khi sáp nhập vào các xóm không được thụ hưởng Chương trình 135 thì xóm đang được thụ hưởng có tiếp tục được hưởng nữa không? Cùng với đó, xóm sáp nhập vào xóm được thụ hưởng có cùng được hưởng chính sách này không? Trong cùng một xóm mà hộ được hưởng, hộ không được hưởng thì người dân cũng băn khoăn lắm. Bởi lẽ, hiện nay xã Vĩnh Đồng có 3 xóm đang được hưởng chế độ chính sách theo Chương trình 135, trong đó có 2 xóm là Chiềng 1 và Chanh Trên đang được hưởng chế độ theo Chương trình 135. Không chỉ vậy, việc sắp xếp, giảm số cán bộ ở cơ sở sau sáp nhập cũng là một vấn đề mà chúng tôi đang phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh nảy sinh phức tạp.

Về phía cơ sở, qua tìm hiểu, việc sáp nhập các xóm sẽ gia tăng số hộ, số khẩu, địa bàn được mở rộng, do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đảm bảo trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh trật tự, an ninh nông thôn cũng là những vấn đề cần phải lưu tâm. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Niên, Phó Bí thư chi bộ xóm Sống Dưới: Khi chưa sáp nhập thì đã có 140 hộ. Theo phương án sáp nhập 1/2 xóm Sống Trên với 59 hộ thì tổng số hộ dân của xóm lên tới hơn 200 hộ. Chúng tôi đã không đồng ý với phương án này. Sau đó, được điều chỉnh chuyển 26 hộ dân ở xóm Sống Trên sáp nhập về xóm Sống Dưới. Theo phương án này, tổng số hộ dân của xóm có 166 hộ. Điều này, trước mắt cũng tạo áp lực về cơ sở hạ tầng nông thôn của xóm. Như nhà văn hoá của xóm, trước đây được xây dựng với quy mô đủ sức chứa 120 - 130 người. Hiện nay, số hộ, số khẩu tăng lên thì nhà văn hoá của xóm sẽ không thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Do vậy, sau khi sáp nhập, chúng tôi mong các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ và có những chính sách phù hợp để người dân yên tâm, tin tưởng cũng như giải toả tâm lý băn khoăn trong thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước sau khi thực hiện việc sáp nhập phù hợp với thực tế và nguyện vọng của nhân dân.

 Mạnh Hùng

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục