(HBĐT) - Ngày 10/5/2018, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 01-QĐi/TW quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Nhằm quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động của cả hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về thực hiện Quy định số 01-QĐi/TW theo quy định của Trung ương, Báo Hòa Bình đăng nội dung quy định này.

 Chương I

 Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Quy định này quy định trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên trong công tác phòng, chống tham nhũng.

 Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

 1. ủy ban kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng.

 2. Coi trọng công tác phòng ngừa, khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.

 3. Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có "vùng cấm”.

 4. Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.

 

Chương II

 Trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong phòng ngừa và phát hiện tham nhũng 

Điều 3. Phòng ngừa tham nhũng

 1. Tham mưu, giúp cấp ủy quyết định các chủ trương, định hướng và ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức để phòng ngừa tham nhũng.

 2. Định hướng và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát để giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của đảng viên.

 3. Trực tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng khi được cấp ủy giao.

 4. Giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện kê khai, công khai tài sản theo quy định.

 Giám sát đảng viên trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức, lối sống; đảng viên có dư luận bất minh về tài sản và sinh hoạt, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giám sát đảng viên có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

 5. Công khai và tham mưu giúp cấp ủy công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định các kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng vi phạm.

 6. Đề nghị cấp ủy cùng cấp; cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, sơ hở có nguy cơ làm phát sinh tham nhũng.

 Điều 4. Phát hiện vi phạm về tham nhũng

 1. Phân công thành viên ủy ban kiểm tra và cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện giám sát thường xuyên, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc phát hiện vi phạm về tham nhũng.

 2. Tiếp nhận và xử lý hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các thông tin, phản ánh, kiến nghị qua báo chí và dư luận xã hội phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng.

 3. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng theo thẩm quyền phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng; trường hợp không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển cho ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

 4. Thu thập thông tin có liên quan đến tham nhũng từ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên và thông qua tự phê bình, phê bình trong tổ chức đảng.

 5. Phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình trước khi đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.

 

Chương III

 Trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong kiểm tr khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo và xử lý hành vi tham nhũng.

Điều 5. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo về tham nhũng

 1. Kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng theo thẩm quyền.

 2. Được trưng tập cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước vào các đoàn kiểm tra; khi cần thiết báo cáo cấp ủy chỉ đạo việc thành lập các đoàn kiểm tra đối với các vụ việc trọng điểm, phức tạp.

 3. Có biện pháp bảo đảm bí mật thông tin; bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng; xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi trù dập, trả thù người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng.

 4. Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt đảng theo thẩm quyền; khi cần thiết báo cáo đề nghị cấp ủy đình chỉ hoặc yêu cầu đình chỉ chức vụ đối với đảng viên hoặc yêu cầu tạm đình chỉ công tác cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng.

 5. Có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.

 6. Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; khi cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.

 7. Quá trình kiểm tra, được niêm phong tài liệu liên quan đến vi phạm; trường hợp cần thiết, yêu cầu đảng viên đến cơ quan ủy ban kiểm tra giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.

 Điều 6. Xử lý về hành vi tham nhũng

 1. Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định.

 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại công tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự.

 3. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng.

 4. Chuyển cơ quan tư pháp vụ việc tham nhũng để xử lý và yêu cầu các cơ quan này thông báo kết quả giải quyết cho cấp ủy, ủy ban kiểm tra biết để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng theo thẩm quyền.

 

Chương IV

                                                                 Tổ chức thực hiện

 Điều 7. Trách nhiệm của cấp ủy đảng

 1. Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Quy định này đến tổ chức đảng và đảng viên.

 2. Các cấp ủy chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan phối hợp với ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

 Điều 8. Trách nhiệm của ủy ban kiểm tra

Ủy ban kiểm tra tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt việc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định.

 Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị (qua ủy ban Kiểm tra Trung ương) xem xét, bổ sung, sửa đổi Quy định kịp thời.

 

Các tin khác


Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XVI

(HBĐT) - Sáng ngày 18/6, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XVI. Đồng chí Đinh Quốc Liêm, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Tổng Bí thư đề nghị cử tri hết sức tỉnh táo, không lơ là mất cảnh giác, mắc âm mưu kẻ địch

Ngày 17-6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị bầu cử số 3 TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân, Hà Đông và Cầu Giấy, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; nội dung trả lời của các cơ quan chức năng về những kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc lần trước.

Báo Hòa Bình gặp mặt kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

* Tổng kết, trao giải cuộc thi  viết chủ đề: "Khởi nghiệp và Khởi nghiệp sáng tạo” trên Báo Hòa Bình năm 2017 - 2018

(HBĐT) - Chiều 17/6, Báo Hòa Bình tổ chức gặp mặt kỷ niệm 93 năm, Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2018); tổng kết, trao giải cuộc thi viết chủ đề " Khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo" trên Báo Hòa Bình năm 2017-2018. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể; lãnh đạo Đảng ủy, Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình.


Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự ACMECS 8 và CLMV 9

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 16/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 8 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 9 theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Báo chí cách mạng việt nam - Cội nguồn, đặc trưng, trọng trách

(HBĐT) - Cuối năm 1924, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn ái Quốc bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xuất bản một tờ báo chính trị, đồng thời mở những lớp huấn luyện các thanh niên ưu tú đưa từ trong nước sang để làm nòng cốt cho cách mạng sau này.

Công ty Điện lực Hòa Bình gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 15/6, Công ty Điện lực Hoà Bình đã tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí của tỉnh gồm Báo Hòa Bình, Sở Thông tin & Truyền Thông, Đài Phát thanh & Truyền hình nhân dịp Kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục