Hội Cựu TNXP tỉnh trao tặng nhà tình nghĩa cho hội viên Bùi Thị Oanh, xóm Mới, xã Thu Phong, huyện Cao Phong.
Ông Vũ Đức Hạnh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh cho biết: "Do tuổi cao, sức yếu, lâm bệnh hiểm nghèo, đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 3.747 hội viên TNXP. Tuy vậy, các cấp Hội vẫn tổ chức sinh hoạt định kỳ, giao lưu, gặp gỡ ôn lại quá khứ hào hùng thời kháng chiến. Các chi hội luôn tích cực phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, giáo dục truyền thống yếu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng tới các thế hệ trẻ; góp sức thi đua, lao động sản xuất; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, thương - bệnh binh”.
Những năm qua, tổ chức Hội cựu TNXP được phát triển và ngày càng mở rộng, hoạt động có nề nếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Hội thường xuyên tham mưu với cấp ủy, chính quyền đề ra phương hướng, nội dung hoạt động cụ thể qua từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên; làm các thủ tục, hồ sơ cần thiết để xét trợ cấp theo chế độ và cấp thẻ BHYT cho từng hội viên. Nhờ những việc làm ý nghĩa đó, không chỉ giúp thêm lòng tin yêu đối với Đảng, Nhà nước mà còn giúp đỡ hội viên dần vơi đi khó khăn, ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, Hội đã vận động các chi hội đóng góp, xây dựng quỹ "Nghĩa tình đồng đội”, hỗ trợ các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, tặng quà thăm hỏi, động viên hội viên nghèo, tàn tật, neo đơn trên toàn tỉnh. Từ quỹ Hội và các nguồn xã hội hóa đã xây dựng 10 nhà tình nghĩa, trị giá mỗi căn trên 100 triệu đồng, giúp hội viên nghèo, tàn tật với đi những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Hội đã trao tặng 45 sổ tiết kiệm trị giá 3-5 triệu đồng/sổ giúp đỡ hội viên neo đơn, ốm đau không có người chăm sóc. Vào các dịp lễ, Tết, trích từ quỹ "Nghĩa tình đồng đội”, Hội đã trao hàng trăm suất quà cho hội viên, khơi dậy tình cảm, lòng tương thân, tương ái, tinh thần đoàn kết trong Hội. Nhờ đó, chất lượng hoạt động, vai trò, vị thế của Hội ngày càng được nâng cao trong xã hội.
Hưởng ứng việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, hội viên TNXP đã tích cực, hăng hái tham gia các phong trào, hoạt động góp sức xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh. Các chi hội thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng với nhiều nội dung đa dạng, sâu sắc, thu hút thế hệ trẻ tham gia. Bên cạnh đó, các cựu TNXP còn năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nổi bật từ phong trào "Cựu TNXP giúp nhau làm1 kinh tế giỏi” đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như ông Trịnh Ngọc Năm (Hội Cựu TNXP huyện Cao Phong) với mô hình trồng cam cho thu nhập 500-700 triệu đồng/năm; mô hình trồng bí đỏ của bà Bùi Thị Khơn (Hội Cựu TNXP huyện Lạc Sơn) thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động... cùng hàng chục tấm gương điển hình, gương mẫu khác cho con cháu học tập, noi theo.
ông Vũ Đức Hạnh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh cho biết: "Phát huy phẩm chất, ý chí, nghị lực vượt khó, đồng thời với vai trò là nhân chứng lịch sử, các cựu TNXP trong tỉnh đã tô đậm truyền thống cách mạng vẻ vang, tiếp tục góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát triển đất nước. Tuy hoạt động của Hội còn nhiều khó khăn, nguồn quỹ hoạt động hạn chế, chính sách, chế độ chi trả cho các cựu TNXP chưa được quan tâm nhiều, song các đồng chí vẫn luôn tích cực tham gia công tác tại địa phương, sống gương mẫu, làm chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho gia đình và xã hội”.
Hoàng Anh
(HBĐT) - "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thấm nhuần lời dạy đó của Bác Hồ và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, những năm qua, tỉnh Hòa Bình luôn đặt công tác cán bộ lên hàng đầu. Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách nhằm trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức, quy hoạch, đào tạo cán bộ nguồn được ban hành và triển khai, thực hiện có hiệu quả.
Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu (GCAS) diễn ra từ 12 - 14.9 là sự kiện bản lề quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 24 của LHQ về biến đổi khí hậu tại Ba Lan vào tháng 12 (COP24).