(HBĐT) - "So với các địa bàn trong tỉnh, huyện vùng cao Đà Bắc vất vả, khó khăn hơn, bởi đây là một trong những huyện nghèo với nhiều xã vùng cao, vùng lòng hồ sông Đà. Nếu các huyện bạn nỗ lực với 100% sức lực để làm tốt nhiệm vụ chuyên môn thì chúng tôi phải nỗ lực với 150% sức lực, mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình” - anh Bùi Thanh Hải, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.

Cái khó khăn, vất vả của những người làm công tác tư pháp của huyện Đà Bắc hiển hiện ngay trên những cung đường gập ghềnh ổ gà, ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ đất lở, đá lăn dẫn về các xã vùng cao; hiển hiện ngay ở đội ngũ công chức Phòng Tư pháp. Đã mấy năm nay, biên chế có nhưng quân số của phòng luôn thiếu vì các ứng viên chưa vượt qua được kỳ thi công chức; những người hiện đang làm việc đa số là người mới so với lĩnh vực tư pháp. Ngay như anh Bùi Thanh Hải - Phó trưởng phòng, người có thâm niên công tác lâu nhất, trải qua nhiều vị trí công tác (từ công tác Đảng, chính quyền, mặt trận, giáo dục) nhưng với công tác tư pháp, anh Hải cũng "như một tờ giấy trắng”. Vì thế, phương châm của anh Hải và các cộng sự là "không ngại khó, không ngại khổ và... không ngại học hỏi” - anh Hải bộc bạch với chúng tôi trong chuyến vượt mưa về với xã Đồng Nghê và Mường Chiềng để tuyên truyền pháp luật cho bà con ở đây.

Quả thật, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, anh Hải và các công chức Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc vừa tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện đối với công tác tư pháp và công tác cải cách tư pháp trên địa bàn, vừa thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của Sở Tư pháp, giữ mối quan hệ công tác và cơ chế thông tin 2 chiều giữa Phòng Tư pháp với các Phòng nghiệp vụ của Sở Tư pháp, giữa Phòng Tư pháp với đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, đảm bảo để các thông tin luôn được thông suốt. Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc cũng thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ các huyện bạn để ứng dụng vào công tác chuyên môn của địa phương. Chính sự cầu thị và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao đã giúp anh Hải và tập thể Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc có những bước tiến mới trong công tác tư pháp ở huyện vùng cao này.

Đánh giá về công tác tư pháp ở địa phương trong mấy năm gần đây, đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Phòng Tư pháp đã chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện nhiều hoạt động mang tính "đột phá” như: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm ra văn bản quy phạm pháp luật; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho cán bộ chủ chốt của cấp huyện, cấp xã; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện; tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số phòng, ban của huyện và UBND cấp xã; tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý tại cơ sở (nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng cao, vùng hồ sông Đà), do đó, nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao.

Minh chứng cho sự đánh giá của đồng chí Chủ tịch UBND huyện về những nỗ lực của những người làm công tác tư pháp từ huyện tới cơ sở ở Đà Bắc là những con số khá ấn tượng: Trong 8 tháng đầu năm 2018, Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND huyện ban hành 11 quyết định, kế hoạch về các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện tốt công tác xây dựng, tự kiểm tra và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại UBND 2 xã Tân Minh, Mường Chiềng; kiểm tra tính pháp lý 9 hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; khảo sát liên ngành về theo dõi thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực y tế và phòng, chống bạo lực gia đình; kiểm tra liên ngành về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hội Nông dân huyện, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, UBND 2 xã Tu Lý, Hào Lý; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã, trưởng thôn, tổ hoà giải, tuyên truyền viên pháp luật của 3 xã: Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương; phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức truyền thông pháp luật và trợ giúp pháp lý ngoài trụ sở tại các xã: Hào Lý, Tu Lý, Tân Minh, Mường Tuổng, Suối Nánh cho gần 300 người; tư vấn pháp luật 208 việc; đăng ký hộ tịch cho 1.067 trường hợp; chứng thực 29.367 trường hợp, thu lệ phí trên 97,6 triệu đồng...

Với những khởi sắc này, những người làm công tác tư pháp ở huyện vùng cao Đà Bắc đã đưa pháp luật về gần hơn với đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp bà con từng bước "giảm nghèo pháp luật” để xây dựng cuộc sống no ấm hơn, giàu đẹp hơn.


                                                          Mai Huệ (Sở Tư pháp)

 


Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục