Ngày 3-10, Trung ương thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.


                                Toàn cảnh phiên thảo luận.

Các ý kiến phát biểu tại phiên họp cơ bản đồng tình với Tờ trình của Ban cán sự Đảng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Nhiều đại biểu nhấn mạnh, tuy còn những khó khăn, nhưng tình hình kinh tế- xã hội từ đầu năm đến nay tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt với nhiều chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế dịch chuyển dần sang chiều sâu, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng được nâng lên. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tạo nền tảng quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực; lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm và cải thiện so với năm 2017. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng; đầu tư của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Độ mở của nền kinh tế khá lớn, đường lối đối ngoại, trong đó có hợp tác kinh tế quốc tế được tăng cường. Tỷ lệ nợ công ngày càng giảm và kiểm soát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, các địa phương làm tốt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Các chính sách đối với vùng sâu, khó khăn có hiệu quả, nhất là các đơn vị quân đội tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng cao biên giới có hiệu quả,...

Nhiều ý kiến cho rằng, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế- xã hội là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, nhất là công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Trung ương và Chính phủ, của các cấp, các ngành. Kết quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã tạo động lực thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đạt những kết quả rõ rệt.

Tuy nhiên, không ít đại biểu băn khoăn về các vấn đề đang đặt ra, những hạn chế cần có giải pháp khắc phục. Cụ thể như, sức ép lạm phát còn lớn do tác động của nhiều yếu tố, như tỷ giá biến động, chiến tranh thương mại giữa một số nước. Tính độc lập tự chủ của nền kinh tế tuy được nâng lên, nhưng khả năng chống, chịu trước những biến động bên ngoài còn hạn chế. Công tác giải ngân còn chậm; nhiều thủ tục liên quan các bộ, ngành ở Trung ương còn phiền hà. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn ở nhiều địa phương, bộ, ngành chậm. Việc giải quyết tài sản công còn vướng mắc; việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương mạnh, nhưng nhiều thủ tục còn chậm trễ, như cấp phép xây dựng công trình đầu tư. Phát triển kinh tế vùng còn thiếu kết nối, chưa có sự phân công cụ thể, thiếu sự phối hợp. Một số vấn đề xã hội, nhất là về giáo dục còn có mặt bất cập, gây bức xúc trong dư luận và áp lực cho học sinh. Tình trạng an ninh mạng xã hội còn phức tạp. Cải cách hành chính còn nhiều hạn chế, cần sự quyết liệt của người đứng đầu. Trong khi phát triển kinh tế đạt nhiều kết quả đáng mừng thì một số vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp đáng lo ngại, cần được quan tâm đúng mức và có giải pháp đồng bộ.

Bám sát tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư trong bài phát biểu khai mạc hội nghị và từ thực tiễn, kinh nghiệm công tác, các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận sâu những vấn đề, nội dung khá cụ thể. Đó là, phải kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các mô hình kinh tế của ta đã đổi mới nhưng chưa có tính đột phá cao. Để có mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, cần ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ cao, tạo tính đột phá, nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh. Cần chuyển dần mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ). Trong đó, cần chú ý đột phá về thể chế, cơ chế thu hút đầu tư, thu hút người tài; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông; sớm hoàn thiện các quy định về BOT, BT để thu hút đầu tư cho hạ tầng. Việc đột phá về thể chế, tháo gỡ rào cản sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua có bước phát triển tốt, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; nông dân có trình độ ngày càng cao, đã làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Liên kết giữa các doanh nghiệp hộ nông dân ngày càng hiệu quả, đời sống nông dân khá hơn, nhiều hộ giàu có. Trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp phải đóng vai trò nòng cốt, nông dân là chủ thể. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập, thì khó khăn là sự kiên kết giữa "các nhà”, tổ chức hệ thống phân phối và giống. Giải pháp ở đây là phải làm thay đổi tư duy, quy hoạch lại vùng sản xuất, mô hình nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao.

Để phát triển nông nghiệp đúng hướng, cần tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, trí thức hóa nông dân. Trong cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất nông nghiệp cần bảo đảm ba trục sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Một số ý kiến nêu, cần sớm sửa đổi một số luật, như Luật đầu tư công, Luật đất đai; có hướng dẫn chi tiết cụ thể việc xử lý tài sản công; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường, đồng thời lựa chọn ưu tiên dự án thân thiện môi trường.

Một số đại biểu đề nghị, Trung ương nên có đánh giá giữa nhiệm kỳ, nhất là về một số chủ trương lớn, như tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược… Từ đó thấy rõ những việc làm được, những mặt còn hạn chế, rút kinh nghiệm và có giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả…


                                                                  Theo Nhân Dân điện tử 


Các tin khác


Hội nghị Trung ương 8: Thủ tướng điều hành phiên thảo luận về tình hình KT-XH

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII), sáng 3/10, Trung ương thảo luận tại Hội trường về Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên thảo luận.

Tập trung các nguồn lực và giải pháp hoàn thành nhiệm vu chính trị năm 2018

(HBĐT) - Sáng 3/10, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị giao ban các cơ quan khối Đảng, MTTQ và các tổ chức CT-XH quý III/2018.

Tin buồn

Ban Chấp hành Trung ương Ðảng; Thành ủy, HÐND, UBND, MTTQ thành phố Hà Nội và gia đình thương tiếc báo tin:

Xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư - ý Đảng hòa quyện với lòng dân

Bài 1 - Xuất phát điểm từ những mô hình tự quản trong cộng đồng

(HBĐT) - Vào những năm 90 của thế kỷ trước, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của đất nước nói chung và tỉnh ta nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ không ít hạn chế, thiếu sót trong công tác QLNN, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Trong khi đó, trình độ dân trí các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh chưa đồng đều, còn bị chi phối bởi một số phong tục, tập quán lạc hậu. Những điều này là cơ hội để các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xuyên tạc làm phức tạp tình hình, gây mất ANTT trên địa bàn.

Đồng chí Đỗ Mười tư duy nhạy bén, sắc sảo, hành động quyết liệt (*)

Tôi tham gia cách mạng sau anh Mười khá lâu. Trước đây, tôi tham gia chiến đấu ở các chiến trường, nên ít có dịp được gần anh, nhưng danh tiếng và công tích cống hiến cho cách mạng của anh, tôi đã được nghe kể nhiều và rất mến phục anh. Anh Đỗ Mười tham gia phong trào dân chủ năm 1936, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Trao quyết định chỉ định Bí thư Huyện ủy Mai Châu

(HBĐT) - Chiều 2/10, tại Huyện ủy Mai Châu, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định về việc điều động đồng chí Hà Công Thẻ, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu giữ chức Bí thư huyện ủy Mai Châu. Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Minh Tuấn, UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Hà Tất Đạt, UVBTV, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục