Các thành viên trong mô hình "ổ nhà, dòng họ tự quản” xã Liên Vũ (Lạc Sơn)trao đổi thông tin để phòng - chống hiệu quả tai, tệ nạn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có nhiều sáng kiến, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác vận động quần chúng. ở một số xóm, bản, khu dân cư (KDC) đã xuất hiện những mô hình dân vận khéo đem lại hiệu quả tích cực. Cuối năm 1990, mô hình "Tổ liên gia tự quản về ANTT” được hình thành đầu tiên tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Năm 1991, cấp uỷ, chính quyền huyện Yên Thuỷ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo Công an huyện hướng dẫn cấp uỷ, chính quyền xã Yên Lạc củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc thông qua việc đổi mới mô hình "Tổ lũy tre xanh” thành mô hình mới với tên gọi " Tổ liên gia tự quản” ở KDC. Năm 1996, mô hình "ổ nhà, dòng họ tự quản về ANTT” hình thành và phát triển ở 2 xã Tân Mỹ, Liên Vũ (Lạc Sơn).
Bí thư Huyện ủy Yên Thủy Bùi Trung Kiên cho biết: Các mô hình tự quản là tổ chức tự nguyện của quần chúng nhân dân, đặt dưới sự quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, kinh phí hoạt động do các thành viên trong tổ bàn bạc và tự nguyện đóng góp. Các mô hình tự quản đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục các thành viên chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, hương ước, quy ước của địa phương. Đồng thời, tổ liên gia tự quản góp phần quản lý tốt tài sản trong gia đình và cộng động, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững ANTT ở cơ sở... Qua thực tiễn hoạt động, mô hình tự quản được đánh giá là một chủ trương hợp với ý Đảng, lòng dân, phù hợp với đặc điểm địa lý và nếp sống của nhân dân nên đã được cộng đồng dân cư đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Từ hiệu quả của các mô hình tự quản, năm 2005, ủy ban MTTQ tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp hướng dẫn triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Nổi bật trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản là huyện Mai Châu. Từ 1 xóm được xây dựng năm 2005, sau 10 năm (2005 - 2015), huyện đã chỉ đạo triển khai xây dựng và nhân rộng "Tổ liên gia tự quản” ra 23/23 xã, thị trấn và 135/138 KDC. Huyện Lạc Sơn đã xây dựng và nhân rộng được 420 mô hình "ổ nhà, dòng họ tự quản” tại 15 xã trong huyện. Nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng hình thành những mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh, các dạng mô hình tự quản trên địa bàn tỉnh được hình thành rất sớm, song hoạt động còn mang tính tự phát. Nhiều mô hình, cách làm chưa được quan tâm nhân rộng và phát triển. Tổ chức, hoạt động của các mô hình tự quản ở KDC còn nhiều bất cập, thiếu sự quan tâm hướng dẫn của các cấp, các ngành. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2016, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cấp, các ngành phối hợp khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình xây dựng và hoạt động các mô hình tự quản. Tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình "Tổ liên gia tự quản” trong cộng đồng dân cư. Ngày 1/11/2016, BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư” để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh.
Sau khi BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Đồng thời ban hành kế hoạch chỉ đạo thực hiện đến cơ sở và KDC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất về nhận thức trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; gắn việc thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU với đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, cụ thể hoá các văn bản của T.ư, của tỉnh về công tác dân vận để thực hiện, trọng tâm là Nghị quyết số 25 của BCH T.ư Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Các cấp chính quyền tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động tự quản ở KDC. MTTQ và các đoàn thể CT-XH làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức CT-XH trong sạch - vững mạnh. Đẩy mạnh phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 22-CT/TU bằng hình thức phong phú, đa dạng như thông qua hội nghị, hội thảo, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của các chi, tổ hội, các cuộc họp ở KDC... Hướng dẫn nhân dân lựa chọn, xây dựng mô hình tự quản, phát huy vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên trong các tổ tự quản. Hằng năm chủ động khảo sát, đánh giá chất lượng mô hình, tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền triển khai xây dựng và nhân rộng.(Còn nữa)
Bài 2 - Khẳng định niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền qua những mô hình dân vận khéo
(HBĐT) - Người cán bộ phải sống có trách nhiệm, làm nhiều việc tốt mới được dân quý, dân tin. Để làm được điều này thì điều kiện tiên quyết là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, qua đó phát huy vai trò của người cán bộ, đảng viên trong công tác vận động quần chúng. Xác định rõ hướng đi, 5 năm qua, Huyện ủy Kim Bôi đã lấy nội dung, tinh thần Nghị quyết số 25, ngày 3/6/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” làm nền tảng.