(HBĐT) - Ngày 31/10/2018, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.


Tại phiên chất vấn này, đại biểu Quách Thế Tản cho rằng việc quản lý đất đai trước và sau cổ phần hóa doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót, không tính hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Việc này đã dẫn đến thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Mặt khác, những vướng mắc liên quan đến đất đai đã gây ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đại biểu đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết các giải pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời như sau: Về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để cổ phần hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong từng thời kỳ. Theo đó, trước năm 2011, đã quy định, đất thuê trả tiền hàng năm phải tính giá trị vị trí địa lý và giá trị doanh nghiệp. Sau năm 2011 đến nay, theo quy định Luật Đất đai năm 2013 đã điều chỉnh lại việc tính tiền thuê đất sát với thị trường trong giá trị doanh nghiệp và doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần chênh lệch. Việc quản lý, sử dụng chặt chẽ đất đai sau cổ phần hóa ở mỗi địa phương, mỗi địa bàn Bộ trưởng cho rằng trước hết là thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trên thực tế, một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã lợi dụng chính sách quản lý đất đai của nhà nước như việc di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không để thu hồi, để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã trình với Chính phủ ban hành Nghị định 126 về chuyển công ty nhà nước về công ty cổ phần và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Theo đó, phương án sử đụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm cổ phần hóa. Sau thời điểm cổ phần hóa thì công ty cổ phần phải thực hiện quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích và phương án đã được phê duyệt. Trường hợp chuyển đổi mục đích đất thì phải được thu hồi để đấu giá theo quy định. Việc quản lý đất đai nói chung, trong đó của doanh nghiệp trước, sau cổ phần hóa nói riêng là vấn đề hệ trọng. Theo quy định của Luật Đất đai thì dù là doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thành phần khác thì khi chuyển đổi mục đích vẫn phải thu hồi để đấu giá.

Trên thực tế vừa qua, cũng có một số trường hợp không đấu giá, dẫn đến dư luận tâm tư, nhiều ý kiến cho rằng thất thoát và lãng phí, ảnh hưởng đến công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho rằng cơ bản không vướng mắc, vấn đề là trong Nghị định 126 đã quy định rõ, các địa phương là nơi doanh nghiệp cổ phần hóa có sử dụng đất thì chịu trách nhiệm phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Nhưng thực tế triển khai thì đúng là có những doanh nghiệp sử dụng đất đai ở nhiều địa phương nên việc triển khai bị chậm lại. Do vậy, năm nay theo kế hoạch phải cổ phần hóa 85 doanh nghiệp thì mới phê duyệt được 12 doanh nghiệp và cần có sự vào cuộc rất đồng bộ của các tổ chức, các cấp, các ngành.

Đối với chất vấn của đại biểu Bùi Thu Hằng về những giải pháp để khắc phục tình trạng kinh doanh không xuất hóa đơn VAT vẫn diễn ra rất phổ biến và chưa có chuyển biến tích cực, làm giảm tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể chịu thua thiệt bởi người bán hàng không bị ràng buộc pháp lý đối với người mua, Nhà nước thì thất thu thuế. Trong thực tế Bộ Tài chính đã và đang tiến hành rất nhiều các biện pháp nhằm quản lý vấn đề trên gồm xây dựng hành lang pháp lý như Nghị định số 51/2010 quy định về hóa đơn, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, Nghị định số 109/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Vừa qua Bộ cũng đã kiến nghị và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119 vào tháng 9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ; Triển khai đồng bộ các giải pháp như kê khai, nộp thuế, hoàn thuế hóa đơn điện tử; tập trung vào sửa đổi Luật Quản lý thuế và trình với Quốc hội kỳ này; tuyên truyền để mọi người dân hiểu về việc mua hàng hóa dịch vụ phải được cung cấp hóa đơn, chứng từ. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và vi phạm pháp luật về hóa đơn.

Đại biểu Quách Thế Tản đã chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ liên quan đến công tác tiếp công dân. Trong báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu, việc tiếp công dân định kỳ của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hầu hết đều chưa đạt được yêu cầu theo quy định của Luật Tiếp công dân, đối thoại với công dân cũng còn hình thức, kết quả giải quyết vụ việc chưa cao và còn nhiều vụ việc khiếu kiện đông người vượt cấp. Trong báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có nhận định tương tự. Vậy để góp phần khắc phục hạn chế nêu trên, đại biểu đề nghị đồng chí Tổng Thanh tra cho biết trong thời gian tới Thanh tra Chính phủ có những giải pháp gì. Tổng Thanh tra đã trình bày một loạt các biện pháp, trước tiên phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân, nhất là những điều quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập như đã được quy định tại khoản 2, 3 Điều 4, đặc biệt là thời gian tiếp công dân. Đối với Chủ tịch xã hàng tuần phải tiếp một lần, Chủ tịch huyện hàng tháng tiếp 2 lần và Chủ tịch tỉnh hàng tháng phải tiếp một lần. Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo để phát hiện những hạn chế và chấn chỉnh những thiếu sót và sai phạm. Đồng thời phải xử lý nghiêm những hành vi, sai sót, vi phạm theo quy định của luật cũng như trách nhiệm của người đứng đầu; để nhân dân giám sát, kết quả thanh tra cũng như đánh giá về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phải công khai những nơi làm tốt, những nơi làm không tốt để dư luận đánh giá một cách đầy đủ để những nơi làm tốt thì sẽ phấn đấu, còn những nơi làm không tốt sẽ khắc phục; tiếp công dân phải gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân mà không giải quyết được thì không đạt yêu cầu.


Cũng trong phiên làm việc, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương về tiến độ xử lý các dự án thua lỗ còn khá chậm. Đặc biệt là đối với dự án của nhà máy gang thép Thái Nguyên ở giai đoạn 2. Theo văn bản kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với chỉ đạo ngày 9 tháng 12 năm 2017, phải tiến hành để có thể thoái vốn tại quý I năm 2018. Tuy nhiên, cho đến nay bắt đầu bước vào quý IV và tình hình thoái vốn vẫn chưa được triển khai thực hiện. Đại biểu băn khoăn có lợi ích nhóm trong việc cố tình để kéo dài quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp này không và để chuộc lợi hay không. Liên quan đến việc xử lý các sai phạm tại các dự án thua lỗ. Hiện nay, mới có 5 bị can ở Vinatex và 1 bị can ở tại Ethanol Phú Thọ mới được xử lý. Cử tri và nhân dân nghi ngờ tính nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng xảy ra tại 12 dự án này. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ những băn khoăn này và Bộ trưởng Bộ Công an cũng làm rõ thêm việc đấu tranh tội phạm trong sai phạm 12 dự án này ra sao.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương đã xác nhận đối với dự án gang thép Thái Nguyên, chúng ta đang chậm so với tiến độ chung đặt ra cho dự án này trong tổng thể 12 dự án. Nhưng việc này đã được xác định trong tiến độ thực hiện dự án và sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp bởi vì có 2 vấn đề lớn hiện nay đặt ra cho dự án gang thép Thái Nguyên. Một là, có những tranh chấp pháp lý của chúng ta giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và gang thép Thái Nguyên với tổng thầu EPC và triển khai thực hiện dự án là tổng thầu của nước ngoài chúng ta cũng đang triển khai tích cực, nhưng việc này khả năng phải giải quyết bằng các tranh chấp pháp lý quốc tế với tổng thầu, bởi vì có rất nhiều vấn đề tồn đọng trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án qua nhiều giai đoạn. Có những việc làm không đúng với trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như vai trò của tổng thầu trong quá trình thực thi dự án. Hai là, việc thoái vốn nhà nước ra khỏi Tổng công ty thép Việt Nam cũng là cơ quan chủ sở hữu của TISCO-Gang thép Thái Nguyên, đồng thời cũng là chủ dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo đã rất tích cực rà soát để triển khai thực hiện việc thoái vốn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện theo quy định của pháp luật lại vướng những vấn đề mới, trong đó có liên quan đến phần cam kết bảo lãnh của Tổng công ty thép đối với TISCO-Công ty gang thép Thái Nguyên trong dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, với khoản vay hơn 1.800 tỷ của Viettinbank. Nếu chúng ta tiến hành thoái vốn thì sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước vì Tổng công ty thép đã cam kết 100% bảo lãnh cho khoản vay này đối với dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Chính vì vậy, chúng ta phải giải quyết cho xong khoản giải chấp đối với bảo lãnh của Tổng công ty thép đối với dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 thì mới có thể tiến hành thoái vốn một cách có hiệu quả của nhà nước. Bộ Công Thương cũng đã chủ động báo cáo với Chính phủ và xin phép triển khai xây dựng phương án thoái vốn mới phù hợp với những quy định của luật pháp nhưng phải đảm bảo hiệu quả của thoái vốn cũng như thực hiện theo đúng quy định của luật pháp.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, có sự bao che hay không, như đã trình bày trong báo cáo gửi Quốc hội là cả 12 dự án này đều làm đồng bộ và toàn diện về các khía cạnh, trong đó có rà soát về pháp lý và xem xét trách nhiệm, kể cả thanh tra, kiểm toán và điều tra, trong đó có 4 dự án đã chuyển cho cơ quan công an để điều tra và đã khởi tố 2 vụ án tại PVTEX Đình Vũ cũng như nhiên liệu sinh học Phú Thọ, đang tiếp tục điều tra ở các dự án khác có liên quan mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật như đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, nhiên liệu sinh học của Bình Sơn v.v.... đã có rất nhiều đối tượng, cá nhân đã bị tạm giam để phục vụ cho quá trình tố tụng điều tra và xem xét để xử lý theo quy định của pháp luật và chắc chắn sẽ không có câu chuyện bao che cho dù ở bất cứ cấp nào đối với những cá nhân và tổ chức có liên quan.


                                            Ngô Hường(Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp)

Các tin khác


Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam phường Chăm Mát lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/10, Uỷ ban MTTQ phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình đã tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam phường Chăm Mát lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV TU, Trưởng Ban Dân vận TU, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến dự và chỉ đạo đại hội.

Đẩy nhanh tiến độ nhập, đặt tên, đổi tên thôn xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 31/10, Ban chỉ đạo 1084 tỉnh đã tổ chức họp giao ban đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch số 124/KH-UBND của UBND tỉnh đến nay; nghe phản ánh tình hình, tiến độ triển khai, thực hiện của các huyện, thành phố; thống nhất giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan ở cơ sở. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 1084 chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có thành viên BCĐ 1084 tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2018 tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 30/10, Đoàn kiểm tra số 2- Ban chỉ đạo CCHC tỉnh do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác CCHC năm 2018 tại huyện Tân Lạc.

Quốc hội khóa XIV: Ngày thứ hai chất vấn và trả lời chất vấn

Tiếp tục Chương trình làm việc, ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn.

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

(HBĐT) - Nhận thức rõ, công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. 

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC thăm và làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 30/10, lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, do Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết làm trưởng đoàn đã có buổi thăm và làm việc tại tỉnh ta nhằm trao đổi, hợp tác, nghiên cứu đầu tư các dự án tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có có Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang; các UV BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng NN&PTNT; Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Thường trực Thành ủy Hòa Bình, Huyện ủy Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục