Sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.


Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 chương, 38 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.


Tại dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến lần này, nhiều quy định đã được chỉnh lý như về tên gọi của dự thảo Luật; về phạm vi điều chỉnh; về kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia.

Trong phiên họp tổ về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chủ động có giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn thực trạng sử dụng rượu, bia đang có xu hướng gia tăng.



Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, tập trung vào một số nội dung: tên gọi của Luật; bố cục, phạm vi điều chỉnh; tính khả thi của dự án Luật; chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý rượu thủ công; cơ chế kiểm soát, chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, bia và tiêu dùng không đúng quy định; các hành vi bị nghiêm cấm; độ tuổi uống rượu, bia; kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia...

Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu, bao gồm nhóm chính sách về quy định chung, nhóm chính sách về quản lý dự án, nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công.

Quan phiên thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu tán thành cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí.

Các ý kiến tập trung làm rõ phạm vi điều chỉnh, áp dụng Luật; giải thích từ ngữ; bổ sung các lĩnh vực thuộc đối tượng đầu tư công; phân loại dự án đầu tư công; các hành vi bị cấm trong đầu tư công; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; biện pháp đầu tư công hiệu quả; báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư; kế hoạch đầu tư công 3 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Nhân dân; tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án; thanh tra đầu tư công.

 

Theo Vietnamplus

Các tin khác


Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ tại Huyện uỷ Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 14/11, Đoàn kiểm tra BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Huyện uỷ Lạc Sơn. Tham gia đoàn có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Quản lý đảng viên ở cơ sở - kết quả và bài học kinh nghiệm

(HBĐT) - Xác định rõ quản lý đảng viên là nội dung, biện pháp cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ CB,ĐV. Những năm qua, việc nâng cao chất lượng quản lý, phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên luôn là khâu then chốt, nội dung quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng trên toàn tỉnh và được BTV Tỉnh ủy cụ thể hóa bằng việc ban hành Chỉ thị số 39-CT/TU, ngày 5/11/2014 về tăng cường kiểm tra, giám sát (KT,GS) công tác quản lý đảng viên ở cơ sở.

Công tác kiểm tra, giám sát góp phần ngăn ngừa vi phạm

(HBĐT) - Kiểm tra, giám sát (KT,GS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, thời gian qua, Đảng bộ huyện Tân Lạc đã từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT,GS theo hướng bám sát cơ sở, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng TSVM.

Những điểm mới trong Quy định số 07-QĐi/TW của Trung ương về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm

(HBĐT) - Ngày 28/8/2018, BCH T.Ư Đảng ban hành Quy định số 07-QĐi/TW quy định về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm, thay thế Quy định số 263-QĐi/TW, ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm.

ASEAN tăng hợp tác để tận dụng cơ hội từ cách mạng 4.0

Tối 13/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Suntec, Singapore, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dự “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại xóm Đồng Mới (Dũng Phong- Cao Phong)

(HBĐT) - Tối 13/11, các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại xóm Đồng Mới (Dũng Phong- Cao Phong). Cùng tham dự còn có các đồng chí Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Cao Phong và xã Dũng Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục