Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh về công tác quản lý và khai thác đất, đá, cát, sỏi khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.
Đồng chí Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng Ban Dân chủ pháp luật (MTTQ tỉnh) cho biết: Hàng năm, theo kế hoạch, hướng dẫn và căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, MTTQ xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đảm bảo hoạt động giám sát thiết thực, đúng thực tế.
Bằng nhiều hình thức, MTTQ các cấp thực hiện hoạt động giám sát thông quatiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên, nhân dân, các chuyên gia, tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cùng cấp; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị; tiếp xúc cử tri… Ngoài các hoạt động giám sát được thực hiện hàng năm, định kỳ, Ủy ban MTTQ các cấp giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp HĐND các cấp; tham gia cùng đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND và các ban của HĐND tỉnh theo quy chế phối hợp. Quá trình giám sát bảo đảm phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, không chồng chéo, không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát. Sau giám sát có kết luận, đồng thời kiến nghị với đối tượng được giám sát và các cơ quan liên quan về những nội dung thực hiện chưa tốt.
Trong 5 năm (2014-2018) thực hiện Quy chế số 217, MTTQ các cấp đã giám sát 1.704 cuộc trên các lĩnh vực KT-XH. Trong đó, có 60 cuộc giám sát do MTTQ cấp tỉnh chủ trì, 172 cuộc do MTTQ cấp huyện chủ trì, 1.472 cuộc do MTTQ cấp xã chủ trì. Cấp ủy, chính quyển các cấp đã giảiquyết 2.274 kiến nghị sau giám sát (đạt 92%), chủ yếu về các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên và môi trường, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, tài chính công, thủ tục hành chính, chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo...
Đồng chí Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng Ban Dân chủ pháp luật (MTTQ tỉnh) cho biết thêm: Đối với công tác phản biện xã hội, nội dung phản biện chủ yếu tập trung vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBNDban hành; các dự thảo đề án, dự án liên quan đến tình hình KT-XH và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnhgửi đến Ủy ban MTTQtỉnh. Tham gia góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh có liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của MTTQViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Qua đó góp phần hoàn thiện,nâng cao chất lượng các quyết sách trước khi ban hành, tạo sự đồng thuận xã hội về nhận thức và thống nhất về hành động của các tầng lớp nhân dân. Trong 5 năm qua, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đã tiếp thu 1.704 lượt ý kiến phản biện vào các văn bản. Nhiều nội dung tham gia ý kiến của MTTQ được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao đã, đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, giúp Đảng, chính quyền khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,điều hành.
Hà Thu