Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 25/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Đây là một chính sách góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, thực tế không phải người dân nào cũng được biết đến chính sách này. Xuất phát từ thực tế đó, Ban Dân tộc - HĐND tỉnh đã giám sát tại Sở Y tế và có ý kiến, kiến nghị với UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan. Đến nay, tỉnh đã bố trí được trên 6 tỷ đồng chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách.
Ban Dân tộc - HĐND tỉnh khảo sát tình hình bệnh tan máu bẩm sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).
Giám sát thực hiện Nghị định số 39 của Chính phủ là một trong nhiều hoạt động giám sát của Banvề thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnhmang lại tác dụng tích cực trong thời gianqua. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Ban Dân tộc - HĐND tỉnh cho biết: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, thẩm tra, hàng năm, căn cứNghị quyết HĐND tỉnh, Ban Dân tộc xây dựng nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm về thực hiện các chính sách dân tộc ở địa phương. Đối với hoạt động giám sát chuyên đề, hàng năm, Ban chủ động lựa chọn các chủ đề liên quan trực tiếp đến thực hiện chính sách dân tộc, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Ban đã lựa chọn những vấn đề sát với thực tế,nổi cộm, bức xúc hoặc thông qua dư luận,báo chí, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân để giám sát. Đồng thời, coi trọng chất lượng, hiệu quả giám sát chuyên đề, không chạy theo số lượng hoặc giám sát dàn trải.
Trong năm 2018, Ban Dân tộc đã tiến hành giám sát việc tổ chức thực hiện các dự án vùng dân tộc; việc tổ chức thực hiện các chính sách y tế, dân số;chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,phát triển sản xuất;hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, miễn giảm tiền sử dụng đất và hỗ trợ nước sinh hoạt; việc thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh,bền vững.
Thông qua các cuộc giám sát chuyên đềgiúp Ban nắm rõ hơn về việc chấp hành pháp luật của các đơn vị thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương. Đồng thời, phát hiệnnhững hạn chế, vướng mắc,đưa rakiến nghịkhắc phục,kịp thời tham mưu đề nghị sửa đổi, bổsung đối với các chính sách còn bất cập.
Bên cạnh hoạt động giám sát chuyên để, việc thẩm tra nghị quyết, báo cáo của UBND tỉnh về công tácdân tộc được Ban đặc biệt chú trọng. Trước mỗi kỳ họp,Ban từng bước đổi mới hoạt động thẩm tra theo hướng chuyên sâu vào từng nội dung chuyên đề; tổ chức khảo sát, nắm tình hình,nghiên cứu tài liệu có liên quan để phục vụ hoạt động thẩm tra. Theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, qua thẩm tra, Ban Dân tộc - HĐND tỉnh thống nhất đánh giá cụ thể, nhấn mạnh những mặt tích cực, nổi bật và những tồn tại, bất cập, có số liệu minh họa, nhận định nguyên nhân, từ đó đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành những giải pháp cụ thể giải quyếttồn tại, bất cập.Với cách làm này, cơ bản các nội dung giám sát, thẩm tra của Banđược UBND tỉnh, các sở, ngành tiếp thu giải trình, làm rõ.
Đinh Hòa