(HBĐT) - Nói về ý nghĩa của chiến dịch giải phóng Hoà Bình (1951 - 1952), Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: "Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...”.


Đảng ủy, UBND, đại diện các ngành, đoàn thể phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) tặng hoa chúc mừng ông Bùi Văn Khiển, CCB Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Biến Hoà Bình thành "mồi nhử”

Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước tình hình đó, cuối tháng 10/1951, đại tướng De Lattre de Tassigny tuyên bố: đã tới lúc giành lại chủ động trên chiến trường, buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa hình do Pháp lựa chọn. Với quan điểm trên, quân Pháp chọn Hòa Bình là địa bàn cần phải đánh chiếm. Bởi Hòa Bình có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối liền Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung. Cho dù biết rõ địa hình Hòa Bình có lợi cho ta, nhưng Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp lại cho rằng cần phải có "miếng mồi ngon” thì Việt Minh mới chấp nhận trận đánh do mình sắp xếp. Ngoài ra, đánh chiếm Hòa Bình, quân Pháp sẽ cắt rời Việt Bắc với đồng bằng và miền Trung. Đồng thời, đây sẽ là tiền đề để Pháp tiến đánh vùng tự do Liên khu 4.

Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã thực hiện cuộc hành binh Tulipe mở đầu bằng việc 12 tiểu đoàn bộ binh, 5 cụm pháo binh bất ngờ đánh chiếm chợ Bến (Lương Sơn) ngày 10/11/1951 nhằm cắt đường di chuyển của ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Tiếp đó, ngày 14/11/1951, quân Pháp sử dụng 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng cùng với không quân tiến chiếm Hòa Bình. Trong quá trình tiến chiếm, chúng không vấp phải bất kỳ một sự kháng cự nào. Chính điều này đã làm cho quân Pháp trở nên tự mãn cho rằng chúng đã chiếm đóng và chiến thắng ở Hòa Bình. 

Để chuẩn bị "đón tiếp” bộ đội chủ lực của ta, ngay sau khi đổ quân chiếm đóng Hòa Bình, quân Pháp đã xây dựng hệ thống cứ điểm mạnh, hình thành 2 tuyến phòng ngự dọc đường 6 và dọc sông Đà. Trong đó, địch đã nhanh chóng cấu trúc hệ thống phòng ngự dã chiến gồm 28 cứ điểm lớn, nhỏ. Ở mỗi cứ điểm được bố trí từ 1 - 2 đại đội bộ binh. Những vị trí quan trọng, địch bố trí đến 3 đại đội bộ binh cùng sự hỗ trợ của xe tăng và pháo binh.

Đòn chí mạng trên đất Mường

Về phía ta, ngay sau khi nghe tin địch đánh chiếm Hòa Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: Địch đã giành lại quyền chủ động. Đánh Hòa Bình, chúng đã mở rộng phạm vi chiếm đóng, giành được một vị trí chiến lược quan trọng. Sẽ gây cho ta nhiều khó khăn. Nhưng đây chính là cơ hội bằng vàng để ta tiêu diệt sinh lực địch.

Trước tình hình đó, ngày 24/11/1951, Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch tấn công quân Pháp ở Hòa Bình. Căn cứ vào thực tế bố trí cứ điểm phòng tuyến của địch ở Hòa Bình, ngày 1/12/1951, Tổng Quân ủy đã thông qua kế hoạch tác chiến. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ta quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ - núi Chẹ, đồng thời đánh địch trên sông Đà, vừa triệt con đường tiếp tế chủ yếu của địch, vừa mở rộng hành lang tiếp tế của ta từ hậu phương ra mặt trận.

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 với trận đánh mở màn ở cứ điểm Tu Vũ - núi Chẹ. Đây là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân ta tính từ khi bắt đầu toàn quốc kháng chiến. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra tại khu vực thị xã Hòa Bình, dọc tuyến sông Đà và trên tuyến đường 6. Trong những cuộc tiến công của ta, dù được pháo, máy bay và xe tăng yểm trợ, nhưng quân Pháp vẫn hoàn toàn bất lực trước một đội quân thua kém về số lượng và trang bị vũ khí. Tại đây, 3 đại đoàn chủ lực của ta đã trực tiếp đương đầu với lực lượng cơ động của địch lên xuống trong khoảng từ 13 - 19 tiểu đoàn. Chưa khi nào trên chiến trường Đông Dương, Pháp lại tập trung một số lượng lớn quân với nhiều phương tiện chiến tranh lớn đến như vậy vào một trận đánh. Pháp cũng đã đưa tới đây những sỹ quan chỉ huy giỏi nhất và xây dựng các công trình phòng ngự kiên cố hỗ trợ nhau bằng một hệ thống hỏa lực bảo vệ cực mạnh.
Trong khi đó, về phía ta không có một công trình phòng ngự nào. Tuy vậy, qua 20 ngày chiến đấu (10 - 31/12/1951), ta đã tiêu diệt được một bộ phận lớn quân địch. Đường tiếp tế trên sông Đà của địch bị tê liệt. Đường số 6 bị chia cắt. Quân Pháp ở Hòa Bình đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự bị động. Mọi cố gắng của địch lúc này chỉ nhằm khai thông lại tuyến đường số 6 đã bị ta cắt đứt. Cả thị xã Hòa Bình ở thế bị bao vây. Để tránh những đòn tấn công bất ngờ của ta, Sở chỉ huy quân Pháp ở thị xã Hòa Bình do đại tá Clemante cầm đầu phải chui xuống đất. Toàn bộ quân địch phải ăn, ngủ dưới hầm. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy, thị xã Hòa Bình được giải phóng. Trên đường rút chạy, địch bị bộ đội địa phương, du kích tiếp tục truy kích, chặn đánh gây những tổn thất nặng nề. Trong cuộc rút chạy này, quân Pháp đã phải dùng tới 30 nghìn quả đạn pháo để yểm trợ. Tuy vậy, cũng phải mất 2 ngày chúng mới vượt qua chặng đường 40 km từ thị xã Hòa Bình về Xuân Mai.

Khi nghiên cứu về chiến tranh của quân Pháp ở Đông Dương, nhà sử học Bernard Fall đã cho rằng: Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì chiến dịch Biên giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này. Còn về phía ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: Chiến dịch Hoà Bình chính là cuộc tập dượt lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.


Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt xe tăng Pháp tại xóm Giang Mỗ, Bình Thanh (Cao Phong) là điểm giáo dục truyền thống của thế hệ trẻ. Ảnh: Cô, trò trường mầm non Bình Thanh trong giờ ngoại khoá. Ảnh: P.V


Mạnh Hùng

Các tin khác


Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xây dựng Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc vững mạnh toàn diện

Nhờ chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế là nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận an ninh, trật tự từ cơ sở, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục