Sáng 23-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên (Đồi 82, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Viết Thanh di quách các liệt sĩ về nơi an nghỉ của các anh.

Cùng dự có, đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; Trung tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7.

Tại lễ viếng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đồng chí Phạm Viết Thanh cùng các đại biểu đã dâng hương, đặt vòng hoa, thắp hương trên mộ phần các liệt sĩ, đồng thời khẳng định, các thế hệ sau luôn phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta; luôn khắc ghi sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang.

Trong tiếng nhạc "Hồn tử sĩ” bi hùng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cùng lãnh đạo Tây Ninh nghe lời truy điệu, sau đó an táng 245 liệt sĩ do Bộ Chỉ huy Quân sự Tây Ninh và Quân khu 7 tìm kiếm được và quy tập về, hầu hết là hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Biên có diện tích 26,7 ha, là nơi an nghỉ của 13.788 liệt sĩ 63 tỉnh, thành phố hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Ðây cũng là địa điểm tổ chức truy điệu, an táng 4.131 hài cốt liệt sĩ quy tập ở Campuchia từ sau chiến tranh đến nay. Tây Ninh đang khẩn trương hoàn chỉnh đề án, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 180 tỷ đồng, được sử dụng cho hai hạng mục chính, gồm: tu bổ, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang có quy mô khoảng 22 nghìn mộ (mở rộng thêm khoảng 6.000 mộ), kinh phí 160 tỷ đồng; xây Ðài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia, khoảng 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư công của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn hẹp nên tỉnh kiến nghị cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ kinh phí để tỉnh hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Đến thăm hỏi, tặng quà cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Điền (Mười Thương, nguyên là cán bộ an ninh tỉnh Tây Ninh, sinh năm 1935; là người đã ba lần ám sát Tổng thống chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ lòng cảm phục trước các chiến công trong quá khứ của ông; kính chúc Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Điền luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ hạnh phúc, mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Trong buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đến thăm, tặng quà hai Mẹ Việt Nam Anh hùng đang sinh sống tại Tây Ninh.

* Chiều 23-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác của Quốc hội đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh. Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp đoàn.

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân cho biết, Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới dài hơn 240 km (giáp Vương quốc Campuchia) với dân số 1.165.169 người và 82,5% nhân dân sống ở nông thôn. Sáu tháng đầu năm 2019, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá cao, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,5 % so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt 65,1% dự toán, tăng 38,4% cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu tăng 58,1%...

Sau khi Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội góp ý với địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thời gian qua, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ của Tây Ninh cơ bản ổn định và tiếp tục chuyển biến tích cực. Đời sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo tính đến đầu năm 2019 kéo giảm còn 2,54% và công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh phải chú trọng việc đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; tiếp tục thực hiện công tác xây dựng Đảng theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, nhất là thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; quán triệt, triển khai chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo đúng các quy định của Trung ương và sát với thực tế của địa phương… để chuẩn bị cho đại hội các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đối với đề xuất, kiến nghị "Xin bổ sung quy hoạch đường cao tốc Gò Dầu -Xa Mát”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã bàn cách tháo gỡ cơ chế để bổ sung quy hoạch do Quy hoạch đường cao tốc Việt Nam chưa có dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát, theo quy định của Nghị quyết số 74/2018/QH14 nên dự án đường Cao tốc Gò Dầu - Xa Mát chưa được bổ sung vào Quy hoạch hệ thống đường cao tốc. Tuy nhiên, đây là nhu cầu bức xúc của tỉnh, nên nếu để phát triển kinh tế, không trái luật thì phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn vướng mắc; Đối với đề xuất "Dự án Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 huyện Tân Biên”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự đồng tình nhất trí vì nơi đây có gần 14 nghìn liệt sĩ và vẫn đang tiếp đón hàng nghìn hài cốt liệt sĩ quy tập về nên quy mô ngang bằng với các nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia. Vì vậy, Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nhằm cải tạo nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 Tây Ninh; Riêng đề nghị hỗ trợ kinh phí đối ngoại hằng năm là không thể thiếu vì đây là việc nằm trong ngân sách thường xuyên.

"Tây Ninh phải làm tốt công tác đối ngoại với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia có chung đường biên giới; phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân có đạo được sinh hoạt thoải mái nhất, phù hợp pháp luật nhất; trong cơ cấu phát triển kinh tế tuy giảm về diện tích đất nông nghiệp song phải nâng giá trị nông sản; phải bảo vệ rừng đầu nguồn và nguồn nước hồ Dầu Tiếng, bởi đây là nguồn nước không riêng của tỉnh mà còn phục vụ khu vực. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cần nâng cao chất lượng hoạt động HĐND các cấp, chất lượng đại biểu HĐND các cấp; đổi mới hoạt động điều hành HĐND các cấp và quan tâm sâu sát hơn nữa đến hoạt động của các cơ quan dân cử”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục