(HBĐT) - Chiều 5/8, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã họp, xem xét thông qua các Tờ trình dự thảo Nghị quyết (NQ) trình tại Kỳ họp thứ 10 (Kỳ họp bất thường), HĐND tỉnh khóa XVI.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.
Các Tờ trình gồm: dự thảo NQ quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; dự thảo NQ thông qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; dự thảo NQ hỗ trợ CB, CC, VC, người lao động và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nghỉ việc do sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; dự thảo NQ giao bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách T.Ư năm 2019 cho các dự án tại Phụ lục 1a, 1b kèm theo NQ số 71/2018/QH14; dự thảo NQ điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của NQ số 95/2018/NQ-HĐND ngày 4/7/2018 của HĐND tỉnh; dự thảo NQ về phương án phân bổ nguồn vốn NSNN để thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình; dự thảo NQ phương án phân bổ vốn dự phòng trung hạn 2016-2020 của Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trong đó, Tờ trình về việc ban hành dự thảo NQ của HĐND tỉnh về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hòa Bình nêu rõ: Phương án sắp xếp ĐVHC của tỉnh gồm: Cấp huyện có 2 đơn vị liên quan phải sắp xếp. Sau sắp xếp, giảm 1 huyện (Kỳ Sơn) chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, nhập với TP Hòa Bình.
Cấp xã có 106 đơn vị liên quan phải sắp xếp thuộc 11/11 huyện, thành phố, gồm: 31 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 24 đơn vị thuộc diện khuyến khích sắp xếp, 51 đơn vị giáp ranh liền kề, giảm 59 ĐVHC cấp xã.
Sau khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, tỉnh Hòa Bình có 10 ĐVHC cấp huyện (9 huyện, 1 thành phố); 151 ĐVHC cấp xã (131 xã, 9 phường và 11 thị trấn).
Xem xét, cho ý kiến vào các Tờ trình dự thảo NQ, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu cơ bản đồng tình với các dự thảo.
Riêng về dự thảo NQ thông qua chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, các đại biểu bày tỏ băn khoăn khi sáp nhập giữa xã vùng 135 với xã không trong vùng 135 và giữa xã đặc thù với xã không đặc thù thì sẽ ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đầu tư của Nhà nước cũng như việc thụ hưởng chính sách dân tộc, chính sách đặc thù. Ngoài ra, khi sáp nhập giữa xã được phong tặng danh hiệu anh hùng với xã không anh hùng thì cần xem xét như thế nào?
Về việc xác định tiêu chí dân số đối với các xã sáp nhập, có ý kiến cho rằng cần xác định rõ thời điểm để đảm bảo chính xác và thống nhất chung. Đặc biệt, việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư cần tính toán hợp lý, không để ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức...
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn chỉnh văn bản. Đối với Tờ trình dự thảo NQ quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục năm học 2019 - 2020, đồng chí thống nhất với mức tăng so với năm học trước từ 1.000 - 3.000 đồng, đây là mức hợp lý do chỉ số lạm phát nền kinh tế và tỷ lệ trượt giá.
Về chủ trương sắp xếp ĐVHC, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, việc đặt tên, đổi tên cho các ĐVHC sau sáp nhập cần tôn trọng với đề xuất của cơ sở nhưng phải phù hợp, đảm bảo yếu tố văn hóa, lịch sử và có sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri. Các sở, ngành cần vào cuộc giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc cũng như tâm tư, nguyện vọng của nhân dân liên quan đến lĩnh vực của mình.
Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở: KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, Tài chính và UBND các huyện, thành phố tập trung nguồn lực, giải pháp, nhất là việc triển khai thực hiện các dự án có tính khả thi, cũng như dự báo giải ngân các nguồn vốn từ nay đến cuối năm nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2019 là 9,5%.
Hiện, tỉnh chuẩn bị xây dựng báo cáo chính trị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và đã thành lập các tiểu ban, trong đó có Tiểu ban xây dựng KT - XH, nhưng đến nay quy hoạch về phát triển KT - XH tỉnh lại chưa làm được, do vậy cần hết sức quan tâm tới vấn đề này.
Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT cần quan tâm xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2019, 2020, những việc cần làm để đạt kế hoạch tăng trưởng…
H.N
(HBĐT) - Những năm qua, xã Mông Hóa được Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Kỳ Sơn đánh giá là cơ sở triển khai nghiêm túc, duy trì có nền nếp công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Đảng. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh hiện có 74 tổ chức cơ sở Đảng (gồm 46 Đảng bộ, 28 chi bộ) với 3.711 đảng viên. Toàn Đảng bộ có 46 Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy cơ sở với 138 ủy viên và 28 cấp ủy viên chi bộ cơ sở phụ trách công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS).
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2019, UBKT Huyện ủy Lạc Thủy đã xem xét quyết định thi hành kỷ luật 3 đảng viên bằng hình thức khiển trách 1 trường hợp, khai trừ đảng 2 trường hợp.
(HBĐT) - Hỏi: Đảng bộ A và Đảng bộ B là các tổ chức Đảng cấp trên cơ sở được tổ chức Đảng có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư lâm thời. Vậy, Ủy ban Kiểm tra cùng cấp của Đảng bộ lâm thời trên được thành lập như thế nào?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và sẽ tích cực cùng các nước ASEAN đóng góp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.
Hội nghị Bộ trưởng Sáng kiến Hạ nguồn Mekong đã giúp nâng cao năng lực cho các nước Mekong trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, phát triển thị trường năng lượng.