Sáng 5-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ.

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với những thiệt hại, mất mát của người dân do mưa lũ gây ra, đặc biệt là cơn lũ dữ ở Thanh Hóa, sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây ở Cà Mau; cho biết, trước tình hình trên, Chính phủ, các tỉnh đã có chỉ đạo xử lý.

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Quốc phòng cử các đơn vị liên quan cùng với địa phương hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cử hai đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn trực tiếp đến hai địa phương này để cùng đưa ra phương án khắc phục.



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Trần Hải).

Về phiên họp này, Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Chúng ta đã dành thời gian nhiều cho công việc này trong tất cả các phiên họp Chính phủ thường kỳ, nhưng vẫn chưa đủ. Theo Thủ tướng, cuộc sống thay đổi rất nhanh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Do đó, nên tránh tình trạng luật khung, luật ống, đồng thời có không gian cần thiết để thay đổi kịp thời trước tình hình thế giới, không phải quá cứng nhắc.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); về đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự thảo Báo cáo về sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, bổ sung 50/173 điều, nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác và sự phân công hợp lý, phối họp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, thông qua luật...

Cho ý kiến về dự thảo luật này, khẳng định Chính phủ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng thể chế pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ trưởng phải tập trung cho công tác này, đây là nền tảng quan trọng cho chỉ đạo điều hành. Nâng cao trách nhiệm, chất lượng văn bản, phân công hợp lý hơn, phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, tránh tình trạng "giữa đường đổi vai”.

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Chính phủ là cơ quan hoạch định chính sách quốc gia, có trách nhiệm bảo vệ chính sách do mình xây dựng trước Quốc hội để bảo đảm phù hợp thực tiễn quản lý điều hành trong việc soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự án luật, pháp luật do Chính phủ trình. Việc này tạo cơ chế để từng Bộ trưởng, thành viên Chính phủ khi được giao chủ trì dự án luật phải đề cao trách nhiệm, theo sát đến cùng cho đến khi Quốc hội thông qua, bảo đảm tính hệ thống, thông suốt, không "cắt khúc” trong quá trình xây dựng luật. Đối với các ý kiến về việc dùng một luật sửa nhiều luật, áp dụng quy trình điện tử trong xây dựng VBQPPL, vấn đề ủy quyền luật pháp, về quy định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, vấn đề thời gian ban hành, có hiệu lực của Thông tư…, Thủ tướng cho rằng, đây là những vấn đề thực tiễn phát sinh, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý, hoàn thiện.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng xin ý kiến Chính phủ về một số nội dung như quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Đối với lĩnh vực này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn, chống tư tưởng "xin-cho”; những việc gì chúng ta giao được thì cố gắng giao. Giao quyền gắn liền với trách nhiệm, chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng nhất trí rằng, việc các bộ, ngành có ít dự án đầu tư xây dựng nhưng vẫn phải thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, dự án đầu tư xây dựng khu vực là không cần thiết, không hiệu quả, tăng biên chế. Về chi phí quản lý đầu tư xây dựng, theo Thủ tướng, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bắt buộc áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công nhằm kiểm soát việc sử dụng hiệu quả vốn nhà nước, chống thất thoát...

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, mục tiêu quan trọng là huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước; bên cạnh đó, không được chồng chéo, mâu thuẫn với các luật khác.

Về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ tinh thần là tất cả các bộ, cơ quan đều phải quan tâm đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, bộ máy, gỡ bỏ những gì cản trở để thanh niên phát huy tốt nhất năng lực, nhưng bộ máy, biên chế cho công tác thanh niên phải gọn nhẹ. Biểu dương, phát huy các điển hình, bồi dưỡng thanh niên, có chính sách mới cho thanh niên khởi nghiệp, thanh niên tài năng nhưng phải chống bao cấp.

Về dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) gồm 11 chương với 100 điều, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quốc gia. Thực tiễn triển khai cho thấy quy định về PPP cần phải được hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa, cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, đầu tư quy mô lớn (hợp đồng PPP thường kéo dài 20-30 năm). Đa số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn đầu tư từ khu vực tư ngày càng tăng, việc xây dựng Luật này là rất cần thiết, nhằm hình thành khung pháp lý để quản lý, điều hành thống nhất, ổn định hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.

                                                                               Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Đảng ủy Công an tỉnh: Kiểm điểm công tác lãnh đạo 6 tháng đầu năm, sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 

(HBĐT) - Ngày 1/8, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác lãnh đạo của Đảng bộ 6 tháng đầu năm; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đồng chí Phạm Hồng Tuyến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Nghiên cứu, trao đổi về “Nhận diện, phát hiện và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng vặt”

(HBĐT) - Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công (năm 1945), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi phòng, chống tham nhũng là công việc quan trọng, cấp bách của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đến Đại hội VI (năm 1986), Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới đất nước, cuộc chiến chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí tiếp tục được Đảng ta đẩy mạnh.

Xã Mông Hóa duy trì nền nếp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

(HBĐT) - Những năm qua, xã Mông Hóa được Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Kỳ Sơn đánh giá là cơ sở triển khai nghiêm túc, duy trì có nền nếp công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Đảng. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh: Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng

(HBĐT) - Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh hiện có 74 tổ chức cơ sở Đảng (gồm 46 Đảng bộ, 28 chi bộ) với 3.711 đảng viên. Toàn Đảng bộ có 46 Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy cơ sở với 138 ủy viên và 28 cấp ủy viên chi bộ cơ sở phụ trách công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS).

Huyện Lạc Thủy thi hành kỷ luật một số đảng viên

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2019, UBKT Huyện ủy Lạc Thủy đã xem xét quyết định thi hành kỷ luật 3 đảng viên bằng hình thức khiển trách 1 trường hợp, khai trừ đảng 2 trường hợp.

Hỏi - đáp về việc thành lập Ủy ban Kiểm tra cùng cấp của Đảng bộ lâm thời

(HBĐT) - Hỏi: Đảng bộ A và Đảng bộ B là các tổ chức Đảng cấp trên cơ sở được tổ chức Đảng có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư lâm thời. Vậy, Ủy ban Kiểm tra cùng cấp của Đảng bộ lâm thời trên được thành lập như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục