Nhà 67 là tên gọi theo thời gian xây dựng. Ðây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu ở để chữa bệnh từ ngày 17-8-1969 đến lúc Người trút hơi thở cuối cùng, vĩnh biệt toàn thể dân tộc Việt Nam, thanh thản về với Tổ tiên, cội nguồn của dân tộc vào 9 giờ 47 phút, ngày 2-9-1969, tức ngày 21-7 năm Kỷ Dậu.
Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư thành kính dâng hương, tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng đề nghị các cán bộ, nhân viên của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp tục giữ gìn thật tốt những kỷ vật của Người; đồng thời, đẩy mạnh triển khai các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị của Bộ Chính trị thông qua việc tổ chức các sinh hoạt chính trị cho các chi bộ, đảng bộ, các cơ sở đoàn, cơ quan, đơn vị, trường học tại Khu Di tích.
★ Ngày 19-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội: Uông Chu Lưu, Phùng Quốc Hiển và lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đã tới dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, thuộc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Trong không khí trang nghiêm, thay mặt Quốc hội, cử tri và đồng bào cả nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các thành viên trong đoàn dâng nén hương thơm, kính cẩn nghiêng mình bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xúc động khi xem lại những kỷ vật giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng quý giá gắn liền với cuộc sống hằng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Quốc hội lưu ý cán bộ, công nhân viên Khu Di tích tiếp tục nỗ lực trong việc giữ gìn, bảo quản các kỷ vật, tư liệu về Bác cho các thế hệ mai sau, làm tốt việc giới thiệu với nhân dân cả nước và bạn bè, du khách quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Ngày 21/12/1930, tổ Đảng đầu tiên của tỉnh chính thức được thành lập tại làng Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ, châu Lạc Thủy. Có thể nói, dấu mốc ở Hoàng Đồng đã mở ra một bước ngoặt lịch sử của phong trào cách mạng huyện Lạc Thủy. Đồng thời thức tỉnh tinh thần cách mạng để nhân dân huyện Lạc Thủy vùng lên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.