(HBĐT) - Để công tác "Dân vận khéo” tiếp tục phát huy hiệu quả, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” các cấp đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng và nhân rộng các mô hình trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.


Thực hiện mô hình dân vận khéo "Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, bảo vệ rừng" ở xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn), các ngành, đoàn thể xã, xóm phối hợp với cán bộ Kiểm lâm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ rừng đặc dụng trên địa bàn.

Hiện, toàn tỉnh có 4.648 mô hình "Dân vận khéo” (tăng 3.445 mô hình so với năm 2019). Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.392 mô hình, lĩnh vực văn hóa-xã hội 1.503 mô hình, lĩnh vực QP-AN 1.102 mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 651 mô hình. Nhằm đảm bảo các mô hình được xây dựng có chất lượng, ngày 4/7/2019, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 12-HD/BCĐDVK về quy trình xây dựng mô hình và tiêu chí xét công nhận tập thể, cá nhân đạt danh hiệu điển hình "Dân vận khéo”. Theo đó, quy định rõ các tiêu chí để thành lập mô hình trên từng lĩnh vực cụ thể. Đây là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả, tính khả thi mà các mô hình đem lại.

Mô hình dân vận khéo "Địa bàn không có ma túy” tại xóm Tòng, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được xây dựng và đi vào hoạt động cách đây 10 năm, là một trong những mô hình điển hình trên lĩnh vực QP-AN. Ngay từ khi xây dựng mô hình, tổ dân vận cơ sở xóm Tòng chủ động tuyên truyền, vận động 4 dòng họ tự quản trong xóm quản lý, giám sát tốt con em mình, tránh để bị dụ dỗ vào con đường lầm lỗi. Hàng năm, 100% hộ trong xóm ký cam kết không vi phạm pháp luật, trong đó, cam kết không buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Đảng viên tích cực tham gia tuyên truyền, đóng góp ý kiến về phòng, chống ma túy ngay tại tổ liên gia tự quản… Hơn 10 năm nay, xóm không để xảy ra trường hợp buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

Tại vùng cao huyện Lạc Sơn là khu vực có diện tích rừng đặc dụng lớn của tỉnh. Ở xã Ngọc Sơn, phong trào "Dân vận khéo” gắn với bảo vệ rừng cũng được chú trọng với mô hình "Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, bảo vệ rừng” thực hiện tại xóm Vãng và xóm Rộc. Mô hình với sự tham gia của các ngành, đoàn thể địa phương phối hợp với các ban tự quản lâm nghiệp xóm, cán bộ Kiểm lâm làm công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng đến nhân dân, tổ chức các đợt tuần tra rừng. Hàng năm, 100% hộ dân ký cam kết không khai thác trái phép tài nguyên rừng, thường xuyên được phổ biến, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về công tác bảo vệ rừng, phát hiện, tố cáo trường hợp vi phạm đến chính quyền địa phương. Nhờ đó, tình trạng lâm tặc đã giảm hẳn, người dân nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống, tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng tại địa phương.

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội với mô hình "Dân vận khéo” tiêu biểu như "Phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế (BHYT) vì sức khỏe gia đình” ở xã Yên Lạc (Yên Thuỷ). Đầu năm 2017, toàn xã có 71% người dân tham gia BHYT. Hội LHPN xã có 1.065 hội viên thuộc 9 chi hội, nhưng mới có 40% hội viên tham gia BHYT. Nhận thấy cần phải tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, Hội đã xây dựng mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT vì sức khỏe gia đình” và thành lập mô hình điểm tại Chi hội Phụ nữ xóm Lạc Vượng vào tháng 6/2017. Hết năm 2018, mô hình được nhân rộng đến 100% chi hội xóm với tổng số 221 thành viên. Sau 2 năm hoạt động, đã có 216/221 thành viên của mô hình được mua thẻ BHYT (đạt 97,7%). Bên cạnh đó, Hội LHPN xã vận động hội viên tiết kiệm để tặng thẻ cho các hội viên khó khăn, mỗi năm ít nhất 2 thẻ/chi hội, trung bình tặng 18 thẻ/năm. Với nỗ lực đó, tỷ lệ hội viên phụ nữ của xã tham gia BHYT đã tăng lên hơn 70%, góp phần nâng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn xã lên 86,1%.

Thực tế, việc xây dựng các mô hình "Dân vận khéo” đã đi vào nền nếp ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống nhân dân. Do đó, quy mô, chất lượng, số lượng các mô hình ngày càng nâng lên, nhiều mô hình, điển hình mới được triển khai nhân rộng đem lại hiệu quả thiết thực. Điển hình như mô hình "Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và thực hiện dồn điền, đổi thửa theo tinh thần Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh uỷ. Kết quả từ mô hình, đến nay, tổng số xã về đích NTM của tỉnh là 82 xã, chiếm 42,9% tổng số xã. Thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, đến tháng 4/2019, toàn tỉnh đã thực hiện được hơn 4.657 ha (chiếm 5,82% diện tích đất trồng trọt của tỉnh), số xã thực hiện dồn điền, đổi thửa là 55/191 xã (chiếm 28,8%). Đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng được 646 mô hình hiệu quả trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào "Dân vận khéo” thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như: một số nơi thực hiện còn hình thức, kém hiệu quả; việc xây dựng mô hình ở cơ sở còn chồng chéo; một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan của công tác dân vận; việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình "Dân vận khéo” còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ…

Đồng chí Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng Ban TT Ban Dân vận Tỉnh uỷ cho biết: "Để khắc phục tình trạng đó, nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phong trào "Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn việc thực hiện dân vận với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong thực hiện phong trào thi đua. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận. Phát huy vai trò nòng cốt của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” các cấp trong tham mưu, đề xuất các chủ trương, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Tập trung rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình "Dân vận khéo”, nhân rộng các mô hình chất lượng, kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đóng góp. Đặc biệt, việc xây dựng các mô hình phải đảm bảo quy mô, chất lượng theo các tiêu chí hướng dẫn đã được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh ban hành, tránh tình trạng hình thức, chạy theo số lượng”.

Thanh Sơn


Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục