Sáng 16-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp tổng kết 10 năm thực hiện Thông báo số 245-TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Thống Nhất (TTXVN)
Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, hai dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bô-xít thành a-lu-min, nguyên liệu chính để luyện nhôm ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Ðồng) và Nhân Cơ (Ðắk Nông) được khởi công vào năm 2008 và 2010. Ðược triển khai ở thời điểm có nhiều quan điểm khác nhau về khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên và giá a-lu-min trên thị trường thế giới xuống thấp, nhưng từ năm 2017, các nhà máy a-lu-min đã bắt đầu có lãi, sớm hơn một năm so kế hoạch. Nhờ sử dụng công nghệ Bayer hiện đại của thế giới, cho nên độ tinh khiết của a-lu-min đạt cao hơn thiết kế, tiêu hao năng lượng ngày càng ít hơn. Cả hai nhà máy này đều thực hiện đúng pháp luật về ngân sách, thuế và phí, đồng thời đã cơ bản trả xong vốn vay và lãi vay ngân hàng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu giá a-lu-min thế giới xuống thấp hơn từ 12% đến 17% thì cả hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.
Theo báo cáo của Ban Cán sự đảng Bộ Công thương, các dự án thí điểm cơ bản đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bô-xít. Cả hai dự án cơ bản đáp ứng những yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ được nâng lên gấp ba lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác được thực hiện đúng yêu cầu. Chủ đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện bảo đảm cung cấp điện cho hai nhà máy. Qua hai dự án này, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất a-lu-min với nguồn nhân lực trẻ, đồng thời thu hút nhà đầu tư để bước đầu hình thành ngành công nghiệp a-lu-min và luyện nhôm ở Việt Nam. Một vấn đề quan trọng nữa là việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên và an ninh quốc gia, an toàn quốc phòng được bảo đảm. Thu nhập của người dân địa phương tăng cao, từ bình quân 17 triệu đồng/năm trước năm 2007 lên 65 triệu đồng/năm hiện nay.
Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá, sau 10 năm thực hiện thí điểm hai dự án khai thác và chế biến bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ đã cho thấy, đây là một chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước, mang lại hiệu quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên theo nguyên tắc khai thác hiệu quả tiềm năng để phát triển Tây Nguyên. Việc triển khai hai dự án thí điểm này cũng cho nhiều kinh nghiệm quý về chủ động trong truyền thông chính sách, phát huy trách nhiệm giải trình và vai trò giám sát của nhân dân. Bên cạnh đó là bài học về đánh giá đúng dựa trên cơ sở khoa học về tiềm năng và cung cầu thị trường của một số ngành. Từ kết quả này, cần tính đến kế hoạch, cũng như huy động các nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban Cán sự đảng Bộ Công thương tiếp thu ý kiến từ lãnh đạo các bộ, ngành, nhất là ý kiến của các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắk Nông để hoàn thiện báo cáo và thay mặt Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị. Trong báo cáo cần đánh giá toàn diện, có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030 vì trên thực tế, hai dự án thí điểm khai thác bô-xít và chế biến a-lu-min Tân Rai và Nhân Cơ đã có đóng góp nhất định cho kinh tế của đất nước, thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực luyện nhôm, từ đó thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, thiết bị và hóa chất phụ trợ. Các dự án này cũng có đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tây Nguyên những năm gần đây, tiền đề để tính tới việc mở rộng khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ tướng cũng yêu cầu, trong tương lai, nếu phát triển ngành công nghiệp a-lu-min và nhôm trên cơ sở của hai nhà máy này, thì phải gắn với thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vì luyện nhôm thường phải có nhiều điện. Trong đó, cần huy động các doanh nghiệp tiềm lực ở nhiều thành phần khác tham gia đầu tư vào các dự án. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phát triển các phương thức vận tải ngoài đường bộ từ các nhà máy ở Tây Nguyên xuống các cảng biển, đi cùng với ứng dụng công nghệ mới để xử lý bùn đỏ. Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển bền vững ngành công nghiệp a-lu-min và luyện nhôm, phải đặc biệt quan tâm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây Nguyên, bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc ít người.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - Sáng 15/4, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban chuyên đề quý I năm 2020 bàn "Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch để tăng thu hút đầu tư và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; thu hồi đất các nông, lâm trường giao cho các nhà đầu tư trên địa bàn. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Giám đốc một số ngành chức năng; Thường trực các các Huyện ủy, Thành ủy.
Kỳ họp giữa năm 2020 của Quốc hội dự kiến chia làm hai đợt, trong đó đợt một sẽ họp trực tuyến khoảng một tuần.
Trong cuộc họp sáng 15/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện 'cách ly xã hội' để phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 8/4, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ký ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới.
Ngày 14/4, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN đã ra Tuyên bố của Hội nghị về ứng phó dịch bệnh COVID-19. Trân trọng giới thiệu nội dung Tuyên bố.
(HBĐT) - "Thanh niên sáng tạo vì cuộc sống cộng đồng” là chủ đề Tháng Thanh niên năm 2020, được BTV Tỉnh Đoàn tập trung chỉ đạo, tổ chức, triển khai có hiệu quả với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Tuy không tổ chức lễ phát động do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhưng vẫn tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tham gia, được các cấp ủy Đảng, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.