(HBĐT) - Theo cánh quân hướng Tây Nam từ vùng sông nước Cửu Long do Trung tướng Lê Đức Anh (sau này là Đại tướng, Chủ tịch nước) làm Tư lệnh tiến về Sài Gòn, đúng 10h30p ngày 30/4/1975, ông có mặt tại trung tâm Sài Gòn trong chiến dịch mùa xuân lịch sử ấy...
Dù đã nghỉ hưu nhưng cựu chiến binh Vũ Công Đào, quyền Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
Dù 45 năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc chiến thắng trưa ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu chiến binh (CCB) Vũ Công Đào, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 36, Tiểu đoàn 24 thiết giáp miền Đông Nam Bộ, hiện là quyền Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) tỉnh.
Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: Năm 1968, tôi nhập ngũ. Sau 4 tháng huấn luyện tại Đồng Hỷ (Thái Nguyên), tháng 11/1967 lên đường vào thẳng chiến trường Quảng Trị, bổ sung cho Sư đoàn 304 để đánh địch tại Đường 9, Khe Sanh. Trong quá trình chiến đấu, tôi đã vinh dự được kết nạp Đảng.
Năm 1971, sau khi kết thúc chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị, ông được điều ra Bắc đi học. Năm 1973, ông được điều về làm Đại đội phó Đại đội xe tăng, thuộc Trung đoàn 201 đóng ở Xuân Mai. Sau đó, Trung đoàn 201 được điều động lên Đồng Đăng (Lạng Sơn) nhận những chiếc chiến tăng T54 do Liên Xô (cũ) viện trợ. Từ đây, suốt 4 tháng ròng, ông cùng đồng đội và những chiếc xe tăng vượt hàng nghìn km vào thẳng Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh làm nhiệm vụ phối thuộc, bảo vệ mặt trận vùng giải phóng. Tại đây, ông trực tiếp tham gia các trận đánh tại Bến Cát. Đến năm 1975, đơn vị ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ở cánh quân hướng Tây Nam, do Trung tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh. Khi đó, ông đang là trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 36, Tiểu đoàn 24 thiết giáp miền Đông Nam Bộ (sau khi vào chiến dịch đổi tên thành Bộ Tư lệnh (BTL) miền Đông Nam Bộ). Các đơn vị được giao nhiệm vụ đánh chia cắt đường số 4, không cho địch rút chạy từ Sài Gòn xuống các tỉnh dồng bằng. Đồng thời, thọc sâu vào Sài Gòn đánh chiếm các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11 và BTL Biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát.
Theo hiệu lệnh tấn công, đúng 22h00 ngày 26/4, đơn vị của ông được lệnh xuất kích. Cùng với các đơn vị bộ binh, công binh, Đại đội tăng thiết giáp do ông chỉ huy đã kết hợp với với Sư đoàn Bộ binh 5 mở đầu chiến dịch ở hướng Tây Nam, bằng đòn đánh chia cắt đường số 4 rồi tiến về trung tâm Sài Gòn. Đêm 29/4, đơn vị ông cùng Sư đoàn 9 vượt chướng ngại vật vào đến ngã năm Vĩnh Lộc, tấn công BTL Biệt khu thủ đô của chính quyền Ngụy. Đến 10h30p ngày 30/4, ông cùng đồng đội hân hoan trong niềm vui chiến thắng khi đã làm chủ được một trong những trung tâm chỉ huy đầu não của chính quyền Ngụy giữa Sài Gòn. Tin chiến thắng liên tiếp báo về từ các cánh quân. Đúng 11h30p, khi tin chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập báo về, ông cùng đồng đội vỡ òa vui trong niềm vui chiến thắng, sau 21 năm chiến tranh trường kỳ gian khổ. Từ đây, non sông đã thu về một mối.
Kết thúc cuộc chiến, ông xin phục viên ra Bắc, về làm Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Sông Đà, rồi được điều chuyển làm Phó Giám đốc Công ty 3/2. Năm 1993, ông nghỉ hưu. Tuy nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia làm trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân TAND TP Hòa Bình 17 năm, sau này tham gia làm Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC, mới đây là quyền Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh.
Ngoài CCB Vũ Công Đào, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều người đã từng hưởng trọn ngày vui đại thắng giữa Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 như CCB Tạ Duy Sản, ở tổ 1 phường Tân Thịnh; đại tá Tạ Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh; hay thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cùng đồng đội tiến vào giải phóng tỉnh Bà Rịa, Côn Đảo, Cần Giờ... Và còn rất nhiều người con ưu tú của đất Mường Hòa Bình đã góp một phần xương máu cho ngày vui chiến thắng cách đây vừa tròn 45 năm. Chiến thắng đó, giờ đã trở thành một cuộc hành trình ký ức của những người từng cầm súng chiến đấu...
Báo chí cách mạng Việt Nam, khởi đầu từ báo Thanh Niên ra đời ngày 21-6-1925 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đến nay đã trải qua chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển rất đáng tự hào.
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
(HBĐT)-Thế hệ học sinh, thanh thiếu niên thế hệ 6X, 7X của nước ta vẫn luôn nhớ đến tập sách tranh, bìa cứng rất đẹp một thời "Lê Nin của em” và không thể không từng hát, từng nghe bài hát " Từ Ra-dơ-líp đến Pác Bó”(nhạc: Phan Long)…với hình ảnh Lênin-vị lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga…
Vơ-la-đi-mia Ilich Lênin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Đại thắng mùa Xuân 1975 đã làm được điều hiếm có trong lịch sử chiến tranh là giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu, đồng thời hoàn thành trọn vẹn mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”…
(HBĐT)- Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam được thành lập ngày 21/4/1950 tại chiến khu Việt Bắc. 70 năm qua, Hội nhà báo Việt Nam, đội ngũ nhà báo, hội viên đã hoà chung sức mình cùng đất nước và có nhiều đóng góp quan trọng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập, dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay, những người làm báo cách mạng trong "ngôi nhà chung”-Hội nhà báo Việt Nam đã lại tiếp tục khẳng định được mình, thực hiện tốt với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ", xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong hành trình lịch sử 70 năm, Hội nhà báo Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 233-KH/TU, ngày 20/8/2019 về quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, theo đó quy định thời gian đại hội Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở không quá 1,5 ngày; bắt đầu từ tháng 1/2020, hoàn thành trước ngày 31/3/2020.