(HBĐT) - Ngày 26/5, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Xung quanh vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình cho rằng, về nguyên tắc, điều khoản hoạt động của Quốc hội phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tính hợp hiến. Đồng thời, cần quy định rõ hơn chức trách, nghĩa vụ của ĐBQH, góp phần nâng cao chất lượng ĐBQH, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.


Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (bên trái) dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tại điểm cầu của tỉnh. 

Hoạt động của Quốc hội phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và tính hợp hiến 

Điều 3, Luật Tổ chức Quốc hội quy định về nguyên tắc, hoạt động của Quốc hội, theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, cần bổ sung điều khoản quy định về việc Quốc hội hoạt động phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảm bảo tính hợp hiến. Lý giải về vấn đề này, đại biểu cho rằng: Sau khi nghiên cứu, Điều 4, Hiến pháp quy định rất rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, cần bổ sung một điều khoản trong Điều 3, là Quốc hội hoạt động phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ sở thực tiễn, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hoạt động của Quốc hội không tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc đưa vào để chúng ta tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa, dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền hành pháp, hành pháp và tư pháp có sự phân công phối hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo. 

Từ cơ sở pháp lý Điều 119 của Hiến pháp, Quốc hội là một chủ thể có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Thông qua hoạt động cụ thể thấy rằng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật lần đầu đưa ra xin ý kiến Quốc hội trong hoạt động còn băn khoăn về tính hợp hiến. Quốc hội không chỉ giám sát trong việc chấp hành Hiến pháp, mà Quốc hội cũng là một chủ thể thực hiện chấp hành quy định của Hiến pháp. Chính vì vậy, tại Điều 3 này, cũng cần bổ sung một nguyên tắc Quốc hội hoạt động phải đảm bảo tuân thủ Hiến pháp và luật. Đây là điều đưa vào, để Quốc hội thảo luận xây dựng chính sách mới, chủ trương mới phải đáp ứng được yêu cầu viện dẫn từ các nguyên tắc rất cơ bản về thể chế chính trị, về quyền con người, quyền công dân, thể chế kinh tế, văn hóa - xã hội, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Hiến pháp. 

Cần quy định rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội

Trao đổi về những quy định liên quan đến ĐBQH, đặc biệt quy định tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách ở mức cao hơn hiện nay, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho rằng: Dự thảo luật cần cụ thể hóa được các kết luận của Hội nghị T.Ư 12 về việc xây dựng ĐBQH. Tại Điều 79 của Hiến pháp cũng quy định rất chặt chẽ về ĐBQH như: ĐBQH phải liên hệ mật thiết với cử tri, lắng nghe, chịu sự giám sát của cử tri. ĐBQH phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội... Đây là những vấn đề căn cốt được nêu trong Hiến pháp, vì vậy, Luật Tổ chức Quốc hội có nghĩa vụ phải thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp. Tuy nhiên, tại các điều từ 21 đến 27 của Chương II, Luật Tổ chức Quốc hội, gần như viện dẫn nguyên vẹn các quy định của Hiến pháp, mà chưa cụ thể hóa ĐBQH giữ mối liên hệ mật thiết với cử tri là thế nào? ĐBQH phải báo cáo và trả lời cử tri được thực hiện như thế nào? Cử tri có quyền bãi miễn ĐBQH thì quy định thực hiện như thế nào? Đây là những vấn đề mà Hiến pháp quy định chưa được cụ thể hóa. Chương II của luật lần này cần rà soát lại để cụ thể hóa Hiến pháp, khắc phục những bất cập trong thực tiễn hiện nay về cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng ĐBQH cho thật sự hợp lý.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cũng đồng tình với các ĐBQH cho rằng, không nên quy định tỷ lệ ĐBQH và kỳ vọng tỷ lệ đại biểu chuyên trách 40% sẽ tốt hơn 35%. Quan trọng là ĐBQH phải thực hiện theo đúng quy định, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ. Về tỷ lệ 5% đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho rằng không cần thiết, vì Quốc hội không phải là một viện nghiên cứu, và ĐBQH không phải là chuyên gia, hoạt động của ĐBQH không phải là hoạt động cá nhân, một mình, mà có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau. Quốc hội tạo điều kiện cho ĐBQH có các chuyên gia tốt để nghiên cứu, tìm hiểu, thảo luận về các vấn đề chung. Vì vậy, không nên chú trọng tới tăng cường số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách, mà nên quan tâm tới nâng cao tính chuyên nghiệp của ĐBQH, nhằm bảo đảm tính thực chất, thực quyền trong hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, cần làm rõ hơn tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, đặc biệt là trách nhiệm, nghĩa vụ của ĐBQH.


P.V (TH)


Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục