(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) TP Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt sau khi sáp nhập huyện Kỳ Sơn với TP Hòa Bình. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Quách Tùng Dương, UVBTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ về những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí: Quách Tùng Dương, UVBTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy; Ngô Ngọc Đức, TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình nắm tình hình sản xuất tại Công ty CP may Việt - Hàn, phường Dân Chủ.     

P.V: Xin đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết ĐHĐB TP Hòa Bình và ĐHĐB  huyện Kỳ Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020? 

Đồng chí Quách Tùng Dương: 5 năm qua, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Đảng bộ TP Hòa Bình và Đảng bộ huyện Kỳ Sơn đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đảng bộ TP Hòa Bình đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB lần thứ XXII; Đảng bộ huyện Kỳ Sơn đạt 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐB lần thứ XXVII. 

TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn luôn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Năm 2018, thành phố đã về đích NTM. Kinh tế tư nhân phát triển trên 700 doanh nghiệp và trên 6.000 hộ kinh doanh, đóng góp ngân sách trên 500 tỷ đồng. Năm 2019, thành phố thu NSNN đạt 452 tỷ đồng, tăng 72,5% so với năm 2015; thu ngân sách địa phương thực hiện bình quân khoảng 569,5 tỷ đồng/năm (khả năng tự cân đối ngân sách đạt 41,3%). Huyện Kỳ Sơn, thu NSNN đạt 60,3 tỷ đồng, tăng 80,5% so với năm 2015; thu ngân sách địa phương thực hiện bình quân khoảng 311,3 tỷ đồng/năm (khả năng tự cân đối ngân sách đạt 14,7%). Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Giai đoạn 2015 - 2019, thành phố có 38 dự án được cấp phép đầu tư, đến nay có 102 dự án. Nhiều dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị, là tiền đề để hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại II. Huyện Kỳ Sơn đã thu hút 138 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 60.981 tỷ đồng. 

TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ đột phá về: quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH, tăng cường quản lý xây dựng, đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển nguồn nhân lực; CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong 5 năm, tổng vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ NSNN khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 9% so với nhiệm kỳ trước; huy động nguồn thu từ đất, đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng trên 300 tỷ đồng. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt trên 90%. Bước đầu thực hiện chính quyền điện tử của thành phố; các cơ quan hành chính Nhà nước, phường, xã áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2015.

Lĩnh vực VH-XH chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người TP Hòa Bình ước đạt 70 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,9%; thu nhập bình quân đầu người huyện Kỳ Sơn ước đạt 57 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,34%. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển sâu rộng. 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. An sinh xã hội được đảm bảo; QP-AN được củng cố; hoạt động của các cơ quan tư pháp được cải cách, nâng cao. 

Công tác xây dựng Đảng được tăng cường. Hàng năm, 50% TCCS Đảng đạt TS-VM, 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. MTTQ và các đoàn thể CT-XH đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền có nhiều đổi mới; hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao; quan tâm giải quyết các vấn đề Nhân dân quan tâm.

P.V:  Việc sáp nhập Đảng bộ huyện Kỳ Sơn với Đảng bộ TP Hòa Bình là sự kiện rất quan trọng. Xin đồng chí cho biết những kết quả hoạt động của Đảng bộ thành phố sau sáp nhập?

Đồng chí Quách Tùng Dương: Việc sắp xếp đơn vị hành chính là nhiệm vụ chiến lược, tạo vị thế mới cho thành phố phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là trung tâm chính trị, KT-VH-XH của tỉnh. Sau sáp nhập, tổ chức bộ máy, cán bộ được sắp xếp, kiện toàn, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các lĩnh vực. BCH Đảng bộ thành phố khóa I đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa; phân công nhiệm vụ các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố, Ủy viên BTV Thành ủy và kiện toàn công tác tổ chức, bộ máy; sắp xếp trụ sở làm việc; xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020 bám sát Nghị quyết ĐHĐB thành phố và huyện Kỳ Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố mới thành lập. 

Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-VH-XH, đảm bảo QP-AN. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ; công nghiệp - xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đánh giá tình hình xây dựng NTM sau sáp nhập, hiện 7/9 xã đạt chuẩn NTM. Hoàn thành xây dựng NTM nâng cao với xã Hợp Thành, NTM kiểu mẫu với xã Yên Mông trong năm 2020. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách; năm 2020, thu NSNN ước đạt 529 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương ước đạt 896,3 tỷ đồng (khả năng tự cân đối ngân sách đạt khoảng 40,2%). Đánh giá tổng thể việc mở rộng địa giới hành chính, trên cơ sở đó chỉ đạo UBND phối hợp với các sở, ngành tiếp tục thực hiện lập Quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình và các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Rà soát các tiêu chí đô thị loại II, hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu về hạ tầng đô thị với các phường mới thành lập. Duy trì hoạt động các trạm y tế đảm bảo việc đi lại và khám, chữa bệnh của Nhân dân. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao sôi nổi. QP-AN tiếp tục được giữ vững. 

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết ĐHĐB nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ TP Hòa Bình đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra và có vị thế, diện mạo mới. Mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II cơ bản hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định. Những kết quả đó có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng, thế và lực để thành phố bước vào giai đoạn phát triển mới. 

P.V:  Xin đồng chí cho biết mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và các nhóm giải pháp trọng tâm của Đảng bộ trong nhiệm kỳ mới?

Đồng chí Quách Tùng Dương: TP Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Giữ vững ANCT - TTATXH. Hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. 

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 19%. Cơ cấu kinh tế: dịch vụ 53,9%; công nghiệp - xây dựng 41,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 110 triệu đồng. Tổng thu NSNN đạt 1.000 tỷ đồng trở lên (thu NSNN trên địa bàn có thể đạt trên 5.000 tỷ đồng nếu HĐND tỉnh phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho ngân sách thành phố). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 65.000 tỷ đồng. Thành lập 1 phường mới; tỷ lệ đô thị hoá đạt 80% trở lên. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93%. Trên 95% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý... Hàng năm, trên 90% hộ; 80% xóm, tổ; 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Duy trì 100% phường, xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia y tế và hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động. 85% TCCS Đảng và đảng viên trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% chính quyền cơ sở vững mạnh; 100% tổ chức cơ sở của MTTQ và các đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ... 

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trên, Đảng bộ thành phố tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau: Tiếp tục xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND các cấp theo hướng kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, vì dân. Phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng MTTQ và các hội, đoàn thể vững mạnh; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng; tăng cường quản lý thu ngân sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư. 

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình trọng tâm: Thu hút nguồn lực đầu tư các dự án, tiến tới lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ. Phát triển du lịch, đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ. Triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Phát triển KH-CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý đô thị. Quan tâm phát triển sự nghiệp VH-XH; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường quốc phòng, giữ vững ANCT - TTATXH; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp.

P.V:  Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Cẩm Lệ (TH)
     

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục