(HBĐT) - Với vai trò là nhà nghiên cứu lịch sử, ông Lê Văn Bàng, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh chia sẻ: Những năm 1929-1939 là giai đoạn mở đầu có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc ở tỉnh ta dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong thời gian này, những "đốm lửa” cách mạng đã được nhen lên ở nhiều điểm như: Lạc Sơn, Lạc Thủy, thị xã Hòa Bình.
Tuổi trẻ huyện Lạc Sơn thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện.
Cụ thể, năm 1929, ánh sáng cách mạng vô sản được truyền đến Hòa Bình khi thầy giáo Đào Gia Lựu, một cán bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đang hoạt động ở Nam Định được điều động lên châu Lạc Sơn (Hòa Bình) dạy học. Theo đó, thầy giáo Lựu được giao nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, gây dựng cơ sở cách mạng ở Hòa Bình. Thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của Đảng giao phó, trong thời gian ngắn, thầy giáo Lựu đã giác ngộ được một số thanh niên học sinh dân tộc Mường ở xã Lạc Thịnh (thuộc huyện Yên Thủy ngày nay) và một số lang đạo địa phương có tinh thần dân tộc ở xã Mãn Đức, nay là thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Việc gây dựng phong trào cách mạng mới đi được chặng đường ngắn thì đến cuối năm 1929, đồng chí Đào Gia Lựu và một số quần chúng được giác ngộ bị địch bắt. Do vậy, mầm cách mạng vừa được gieo tại Lạc Sơn không thể tiếp tục phát triển. Dẫu vậy, sự kiện trên vẫn mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu ánh sáng cách mạng của Đảng đã được truyền tới Hòa Bình.
Thực hiện chủ trương phát triển cơ sở cách mạng năm 1930, tổ chức Đảng ở huyện Gia Khánh (Ninh Bình) đã phân công đồng chí Hoàng Tường, một đảng viên lên gây dựng cơ sở tại làng Hoàng Đồng, thuộc châu Lạc Thủy, nay là xã Khoan Dụ (Lạc Thủy). Ngày 1/12/1930, tổ Đảng Hoàng Đồng được thành lập với 5 đảng viên, do đồng chí Hoàng Tường làm tổ trưởng - đây là tổ Đảng đầu tiên của Lạc Thủy và cũng là tổ Đảng đầu tiên được thành lập trong toàn tỉnh. Trong khí thế cao trào cách mạng 1930 - 1931, tổ Đảng Hoàng Đồng đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi Nhân dân đấu tranh, phản đối thực dân Pháp khủng bố phong trào cách mạng. Nhờ đó, ánh sáng cách mạng đã chiếu rọi rộng khắp trong giai cấp công nhân đồn điền và nông dân lao động ở các huyện, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp Nhân dân ngày càng lên cao. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng tổ Đảng Hoàng Đồng đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong Nhân dân Lạc Thủy nói riêng, phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân trong tỉnh nói chung.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ giữa năm 1936, một cao trào đấu tranh dân chủ bùng lên sôi nổi, rộng khắp từ các tỉnh vùng đồng bằng, lan tới Hòa Bình. Trong giai đoạn này, từ "đốm lửa” cách mạng ban đầu ở Lạc Sơn, Lạc Thủy đã nhen lên ngọn lửa lớn ở thị xã Hòa Bình, trung tâm chính trị - xã hội của tỉnh, nơi sào huyệt của bộ máy thống trị của thực dân Pháp đặt tại Hòa Bình. Cuối năm 1938, một nhóm thanh niên quê ở Vạn Phúc (Hà Đông), cư trú làm ăn ở chợ Phương Lâm (Hòa Bình) đã lập ra một tổ chức quần chúng có tính chất tương tế xã hội lấy tên là Hội Ái Hữu. Khi mới thành lập, hội có 7 - 8 thành viên là thợ mộc, thợ cắt tóc, thợ may… tại phố Phương Lâm. Hội được thành lập với mục đích giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, song mục đích chủ yếu là cùng nhau đi theo cách mạng, tuyên truyền gây ảnh hưởng cho cách mạng. Do không có cán bộ dẫn dắt chỉ đạo, định hướng nên cơ sở cách mạng ở Phương Lâm tồn tại không lâu. Tuy nhiên, đây được coi là nền tảng bước đầu để xây dựng, phát triển phong trào cách mạng sau này. Đến năm 1945, phong trào cách mạng ở Hòa Bình đã phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp với phong trào cách mạng của cả nước thực hiện cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân vào tháng 8/1945.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Trong quá trình công tác, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi nhiều địa phương, đến thăm và làm việc với nhiều cấp, nhiều ngành, để lại tình cảm khó phai trong lòng Nhân dân về hình ảnh người lãnh đạo sâu sát, quan tâm và am tường nhiều lĩnh vực, chăm lo đời sống Nhân dân, tâm huyết và dành nhiều tâm sức cho công tác xây dựng Đảng vững mạnh. Báo Hòa Bình đã ghi lại tình cảm của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh đối với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh đã thông qua 26 nghị quyết về phát triển KT-XH, 4 nghị quyết về công tác cán bộ. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung một số nghị quyết quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân.
(HBĐT) - Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là con người đậm chất lính, tác phong quân đội, xông xáo, giản dị, giao tiếp gần gũi, khiêm nhường. Ông để lại tình cảm khó phai trong lòng cán bộ và Nhân dân về hình ảnh người lãnh đạo sâu sát, quan tâm, am tường nhiều lĩnh vực, chăm lo đời sống Nhân dân, tâm huyết và dành nhiều tâm sức cho công tác xây dựng Đảng vững mạnh.
Đồng chí Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Ðảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QÐND) Việt Nam, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta! Trọn vẹn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy tâm huyết, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình trước Ðảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân; luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, phẩm chất nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Những đóng góp to lớn của đồng chí trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị đã được Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao; thể hiện rõ tầm tư tưởng, tư duy chính trị, quân sự sắc bén, luôn mang tính thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
(HBĐT) - Ngày 12/8, UBND tỉnh ban hành Thông báo số 15/TB-UBND về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.