(HBĐT) - Chiều 10/1, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh ta về tình hình, nhiệm vụ công tác năm 2020; nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH trong thời gian tới. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí UVBCH T.Ư Đảng: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT; Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp... và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ta.

Tiếp, làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, phụ trách Đảng bộ tỉnh Hòa Bình; Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh; các Uỷ viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã thông tin nhanh tình hình KT - XH của tỉnh năm 2020 và kiến nghị, đề xuất với Chính phủ một số vấn đề như: Để chủ động cho các địa phương trong phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, làm cơ sở thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển KT - XH địa phương, đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép các tỉnh miền núi không phải áp dụng quy định tại Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ là: "Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%". Nhằm hình thành trục giao thông liên thông, giúp rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển theo hướng Hà Nội - TP Hòa Bình - huyện Kim Bôi, tăng cường khả năng kết nối, giao thương các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình -Phú Thọ với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia thông qua các tuyến đường hiện trạng đã được đầu tư xây dựng; đồng thời tạo điều kiện kết nối các xã vùng đặc thù, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có vị trí chiến lược của huyện Kim Bôi, đề nghị Thủ tướng quan tâm, hỗ trợ tỉnh đầu tư xây dựng công trình đường liên kết vùng Hòa Lạc - Hòa Bình đi huyện Kim Bôi. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân và hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đề nghị mở rộng từ 4-6 làn xe chạy đối với dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo quy hoạch bằng hình thức PPP có hỗ trợ từ ngân sách T.Ư, đồng thời giao cho tỉnh Hòa Bình là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kêu gọi đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh Hòa Bình khoảng 3.000 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư để đầu tư từ điểm đầu tuyến tại Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình đến điểm cuối tuyến tại nút giao IC2, quy hoạch tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu... Đồng thời, tiếp tục bố trí số vốn còn thiếu là 1.848 tỷ đồng của Dự án ổn định dân cư, phát triển KT - XH vùng hồ sông Đà giai đoạn 2009 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép kéo dài để tiếp tục thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2030...


Nhân dịp đón năm mới 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho tỉnh ta.

Những đề xuất, kiến nghị của tỉnh đã được lãnh đạo các bộ, ngành ghi nhận và làm rõ thêm với mục tiêu chung là đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế, tạo sự bứt phá cho Hòa Bình, từ đó tạo động lực phát triển cho cả vùng Tây Bắc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với tỉnh Hòa Bình. Đồng chí chia sẻ: Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã nỗ lực, thống nhất trong lãnh đạo, điều hành để thúc đẩy KT - XH phát triển; ANTT được giữ vững; đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh so với vùng Tây Bắc. Định hướng thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy lợi thế vùng Thủ đô để kinh tế phát triển đạt mức trung bình của cả nước. Phương châm của tỉnh là phát triển xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Theo đó, tỉnh xác định lấy nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp có sự đột phá, du lịch là mũi nhọn. Tỉnh đã đề ra 4 khâu đột phá chiến lược và 11 nhiệm vụ trọng tâm đã thực hiện mục tiêu phát triển.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời thăm hỏi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình; chúc Đảng bộ, chính quyền tỉnh bước sang năm 2021 và nhiệm kỳ mới gặt hái được nhiều thành công, thắng lợi toàn diện.

Thủ tướng nhấn mạnh: Người xưa có câu: "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" thì Hòa Bình đang có những lợi thế này, khi là 1 trong 9 tỉnh vùng Thủ đô, rất thuận lợi về giao thông và là vùng đất trù phú, hấp dẫn, đó là tiềm năng, thế mạnh lớn của tỉnh trong giao thương với Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là vùng đất anh hùng, đóng góp nhiều sức người, sức của trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình có nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên mạnh mẽ.

Ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển KT - XH của tỉnh, song, Thủ tướng đã chỉ ra những hạn chế như: Hòa Bình chưa thực sự khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao còn ít; du lịch phát triển chưa tương xứng; quy hoạch chưa đồng bộ; giải phóng mặt bằng khó khăn, kéo dài; chưa có dự án lớn làm động lực cho sự phát triển; Chỉ số CCHC, Chỉ số PCI còn ở mức trung bình trong cả nước... Đề nghị tỉnh và các sở, ngành, địa phương phải nhìn thẳng vào thực tế để khắc phục hạn chế. Trong thời gian tới, tỉnh cần phát huy tốt hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, vận dụng nhiều nguồn lực để phát triển mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh: Tỉnh Hòa Bình có truyền thống vượt qua khó khăn, thử thách. Truyền thống này cần được phát huy trong giai đoạn hiện nay. Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chương trình hành động cụ thể cho từng ngành, từng huyện, thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, đảm bảo yêu cầu phát triển, trong đó, thực hiện tốt quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, quy hoạch đất đai, dịch vụ, du lịch, quy hoạch tài nguyên nước, phòng, chống thiên tai... Tỉnh cũng cần đặc biệt coi trọng quy hoạch sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm đặc trưng, chất lượng hơn và đưa công nghiệp phát triển là khâu đột phá, đặt mục tiêu phát triển xanh. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, khai thác trên đường vành đai 5, Thủ đô Hà Nội để phát triển; chú trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Mong muốn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc.

Thủ tướng cũng đề nghị, tỉnh không được chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19, bởi nếu Hòa Bình có ca trong cộng đồng thì sẽ rất nguy hiểm tới Thủ đô Hà Nội.

Những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành xem xét, giải quyết phù hợp với phương châm là tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển.

  

Hoàng Nga

Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử

(HBĐT) - Ngày 8/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và ngài Takio Yamada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã chủ trì hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử. Tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Đại hội lần thứ IV của Đảng: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

(HBĐT) - Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 - 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên, thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự đại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở giúp củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Dũng Phong (Cao Phong) là xã đầu tiên của tỉnh về đích xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ năm 2014 đến nay, trong nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đội ngũ cấp ủy, chính quyền, các tổ chức CT-XH địa phương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, bám sát phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, xã Dũng Phong tiếp tục vươn lên phát triển toàn diện về KT-XH, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh: Hướng tới đón Tết Nguyên đán vui tươi, an toàn gắn với phòng, chống dịch bệnh

(HBĐT) - Chiều 7/1, UBND tỉnh tổ chức họp thường kỳ, cho ý kiến vào dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2021; Chương trình công tác trọng tâm của UBND tỉnh năm 2021; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao năm 2020 cùng nhiều văn bản quan trọng khác về phát triển KT - XH của tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổng kết công tác năm 2020

(HBĐT) - Sáng 7/1, đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng TT Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389). Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ với phương châm "Văn phòng không giấy"

(HBĐT) - Ngày 7/1, Văn phòng HĐND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục