(HBĐT) - Đó là định hướng quan trọng đã được thống nhất tại Đại hội Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bám sát định hướng này, mục tiêu đề ra đến năm 2025 là giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 33,2% cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm khoảng 43,7%. Với sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu các ngành kinh tế, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện kỳ vọng từng bước hiện thực hóa quyết tâm đưa địa phương phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Xã Tiền Phong (Đà Bắc) chú trọng khai thác các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn, hứa hẹn tạo sự bứt phá trong phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) số 01-CTr/HU thực hiện nghị quyết đại hội (NQĐH), nhằm tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa NQĐH.
Trong 5 CTHĐ đã được xây dựng, chương trình về phát triển kinh tế xác định rõ mục tiêu thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân đạt 5%/năm; tiếp tục thực hiện tốt lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, áp dụng tiến bộ KHKT và tổ chức lại sản xuất theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, chú trọng vào các sản phẩm có giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế cao.
Bám sát định hướng chung, xã Tú Lý đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm ổn định và tiếp tục phát triển KT-XH. So với các địa bàn khác trong huyện, Tú Lý có nhiều lợi thế để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao. Hiện, đây cũng là địa bàn điểm thực hiện khá tốt kế hoạch dồn điền, đổi thửa của toàn huyện. Theo kế hoạch của UBND huyện, lộ trình dồn điền, đổi thửa bắt đầu thực hiện tại các xã: Tú Lý, Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo, phấn đấu đến năm 2025, 17/17 xã, thị trấn sẽ thực hiện đồn điền, đổi thửa với tổng diện tích 647 ha, chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp.
Trong khi đó, thị trấn Đà Bắc đang chú trọng huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng không gian thị trấn, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, trở thành vùng kinh tế động lực, tạo sự lan tỏa đối với các vùng trong huyện. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, thị trấn đã hoàn thành đạt và vượt 25/26 chỉ tiêu NQĐH đề ra, 1 chỉ tiêu chưa đạt là tỷ lệ xuất khẩu lao động hàng năm. Với nỗ lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến cuối năm 2020, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đạt tới 72,4%, trở thành ngành kinh tế chủ lực hứa hẹn đưa thị trấn phát triển bứt phá trong nhiệm kỳ tới.
Đồng chí Bùi Văn Luyến, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Phương hướng chung được xác định cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 là tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, khơi dậy sự đồng thuận của Nhân dân, tích cực huy động các nguồn lực để phát triển bền vững KT-XH theo hướng nông nghiệp, dịch vụ. Thực tế những năm qua, lộ trình này đã được khởi động và đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã hoàn thành đạt và vượt 23/24 chỉ tiêu NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 13%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 4% trở lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 36,3%; công nghiệp, xây dựng 20,6%; dịch vụ, thương mại, du lịch 43,1%... Đáng ghi nhận, huyện đã bước đầu huy động hiệu quả nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút xây dựng các khu chợ theo quy hoạch, các khu hàng hóa chuyên biệt gắn với đẩy mạnh chuyển đổi mô hình quản lý chợ và thực hiện văn minh thương mại. Đây sẽ là cơ sở thuận lợi để tiếp tục thúc đẩy các ngành dịch vụ, thương mại, phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 25%/năm; đến năm 2025, ngành dịch vụ, thương mại, du lịch có tốc độ tăng trưởng tốt, chiếm 43,7% cơ cấu kinh tế.
Thu Trang
(HBĐT) - Cuối năm 1951, Pháp tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại "tam giác sắt” Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc.
(HBĐT) - 67 năm về trước, khi ấy, họ còn là những chàng trai tuổi đôi mươi hăm hở ra trận, mở đường kéo pháo, bắn máy bay địch, chiếm lĩnh trận địa... góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hơn nửa thế kỷ qua đi, nay họ đã ở vào tuổi "xưa nay hiếm”, nhưng trong trái tim của những người lính ấy vẫn in đậm ký ức hào hùng của một thời oanh liệt.
(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, cùng với cả nước, quân và dân trong tỉnh cùng hướng về kỷ niệm 67 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, tạo cơ sở, điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
(HBĐT) - Ngày 4/5/2021, Thường trực HĐND tỉnh ban hành Văn bản số 115/TB-HĐND thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 như sau:
(HBĐT) - Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua, Đảng bộ xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã tích cực vào cuộc với quyết tâm chính trị cao đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Qua đó, góp phần củng cố vững chắc đoàn kết nội bộ trong hệ thống chính trị, nâng cao đời sống Nhân dân, tạo lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.