Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ÐBQH) khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã kết thúc với những thành quả tốt đẹp, thu hút đông đảo cử tri tham gia từ những ngày đầu chuẩn bị cho đến ngày bỏ phiếu.
Tổ chức bầu cử tại các khu cách ly được thực hiện tốt, bảo đảm an toàn bầu cử.
Thành công trọn vẹn của cuộc bầu cử lần này càng trở nên ý nghĩa bởi diễn ra trong thời điểm Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng vừa kết thúc tốt đẹp; toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết Ðại hội đề ra.
Tỷ lệ 99,6% cử tri đi bầu đã khẳng định ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm cao của người dân đối với những vấn đề trọng đại của đất nước, trong đó có quyền lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình tham gia chính quyền các cấp. Ngày bầu cử lần này được tiến hành trong hoàn cảnh đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử với việc đại dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ tư cùng nhiều chủng mới nguy hiểm, lây lan nhanh, gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Nhưng nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự nỗ lực vượt bậc của Hội đồng Bầu cử quốc gia, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, Ủy ban bầu cử các cấp ở địa phương, sự đồng hành, tin tưởng và hưởng ứng của người dân, chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt đẹp và trọn vẹn cuộc bầu cử. Ðến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố kết quả bầu cử HÐND các cấp; một số nơi đã khắc phục, xử lý kịp thời những hạn chế, bất cập trong ngày bầu cử. Những người đại biểu cho nhân dân ở địa phương dù tái cử hay lần đầu tiên được bầu vào HÐND đều cần sẵn sàng tâm thế mới cho nhiệm vụ của mình.
Theo Hội đồng Bầu cử quốc gia, đã có 499 người trúng cử đại biểu QH và hơn 266 nghìn người trúng cử đại biểu HÐND các cấp. Ðây là vinh dự lớn đối với mỗi đại biểu, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm lớn trước cử tri và Tổ quốc.
Vì vậy, mỗi đại biểu trúng cử phải thực hiện lời hứa của mình, luôn liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, thường xuyên tiếp xúc cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của người dân với Quốc hội, HÐND các cấp và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, mỗi ÐBQH và đại biểu HÐND phải gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, chủ động, tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Những lời hứa trước dân chính là cơ sở để cử tri xem xét, đánh giá hiệu quả, chất lượng của người đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân. Việc giám sát của cử tri, của MTTQ các cấp đối với các ứng cử viên sau khi trúng cử vì thế có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống xã hội.
Ðể người đại biểu của nhân dân thể hiện tốt trọng trách của mình, để cử tri thực hiện hiệu quả cao quyền giám sát đối với đại biểu, Quốc hội, HÐND, MTTQ các cấp cần phối hợp tiếp tục đổi mới công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, mở rộng không gian và đa dạng hình thức tiếp xúc cử tri. Ý kiến của nhân dân từ thực tế cuộc sống sẽ góp phần quan trọng giúp các ÐBQH, đại biểu HÐND có nhiều thông tin, thông tin đa chiều, để từ đó có cơ sở nghiên cứu, đề xuất kịp thời những giải pháp thiết thực, cụ thể. Việc tọa đàm, đối thoại, giải quyết kiến nghị của cử tri, tiếp thu ý kiến của cử tri về hoạt động của cơ quan nhà nước cần được chú trọng thực chất hơn nữa. Các cử tri cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Trong đó, thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát, phản biện xã hội theo quy định, không lợi dụng để thực hiện những hành vi khiếu kiện, tố cáo vi phạm pháp luật. Mỗi người cần gương mẫu thực hiện trách nhiệm của công dân, chủ động, tích cực đóng góp, đề xuất những sáng kiến, nhất là có những hành động có ích cụ thể để cùng các ÐBQH, HÐND, các cấp chính quyền giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, phát sinh từ cuộc sống…
Thắng lợi của cuộc bầu cử là cơ sở vững vàng để chúng ta không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tiếp tục đưa đất nước phát triển vững mạnh theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch (PCD) Covid-19” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, ngày 27/5/2021, UB MTTQ tỉnh đã ra lời kêu gọi ủng hộ Quỹ PCD Covid-19 tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban quản lý quỹ về mục đích, ý nghĩa và công tác quản lý, sử dụng quỹ một cách kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Trong 32 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, có 16 văn bản do Quốc hội ban hành, 12 văn bản do Chính phủ ban hành và 4 văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Sáng 9/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã có cuộc họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
(HBĐT) - Ngày 8/6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Lạc Thủy tổ chức kỳ họp thứ 6. Đồng chí Vũ Duy Hưng, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy chủ trì kỳ họp.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về phát triển KT-XH, QP-AN, Đảng bộ huyện Kim Bôi luôn xác định công tác phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
(HBĐT) - LTS: Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 06-QĐ/TU, ngày 25/5/2021 về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Báo Hòa Bình đăng tải những nội dung cơ bản của Quy định.