(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, những năm gần đây, huyện Lương Sơn quan tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính (CCHC), là một trong những đơn vị tiêu biểu của tỉnh về CCHC. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa hành chính được đẩy mạnh, giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường rộng mở thu hút đầu tư, phát triển KT-XH địa phương.


Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Lương Sơn.

Trụ sở Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Ban tiếp công dân huyện tại địa điểm mới khang trang, thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức đến giao dịch. Đội ngũ cán bộ làm việc khẩn trương, chuyên nghiệp, chu đáo, bảng thông tin điện tử hiển thị đầy đủ các bước giải quyết TTHC từng lĩnh vực. 

Từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND, ngày 26/1/2021 về việc rà soát, đánh giá TTHC năm 2021. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thường xuyên thực hiện việc rà soát các quy định, TTHC đang được thực hiện tại cơ quan, đơn vị. Ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 28/1/2021 truyền thông về hoạt động kiểm soát TTHC năm 2021 trên địa bàn huyện. Xây dựng chuyên mục kiểm soát TTHC; giải đáp các vấn đề liên quan về TTHC trên Trang thông tin điện tử của huyện.

Đồng chí Lê Cảnh Hiếu, Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện cho biết: Tính đến ngày 27/5/2021, tại UBND huyện và UBND các xã đã tiếp nhận 10.039 hồ sơ TTHC. Trong đó, tiếp nhận 512 hồ sơ cấp huyện (372 hồ sơ trực tuyến, 16 hồ sơ kỳ trước chuyển sang, 124 hồ sơ trong kỳ); đã giải quyết 471 hồ sơ (trước hạn 239 hồ sơ, đúng hạn 237 hồ sơ, quá hạn 5 hồ sơ); 31 hồ sơ đang giải quyết, 22 hồ sơ chưa đến hạn. Tiếp nhận 9.527 hồ sơ cấp xã (7.555 hồ sơ trực tuyến, 75 hồ sơ kỳ trước chuyển sang, 1.897 hồ sơ trong kỳ); đã giải quyết 9.445 hồ sơ (trước hạn 1.235 hồ sơ, đúng hạn 8.115 hồ sơ, quá hạn 95 hồ sơ), 82 hồ sơ đang giải quyết, 76 hồ sơ chưa đến hạn.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được các cơ quan, đơn vị triển khai theo kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Về phần mềm quản lý văn bản và điều hành, theo số liệu đến ngày 30/4, trên toàn hệ thống có 16.062 văn bản đến (có 15.692 văn bản đến được tiếp nhận qua mạng, đạt 97,7%); 5.600 văn bản đi (2.836 văn bản được trao đổi qua mạng, đạt 50,6%). Về ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, tại UBND huyện, tổng số văn bản đi là 3.342 (3.213 văn bản đi được ký số, đạt 96,1%); tại UBND các xã, thị trấn,  có 2.258 văn bản đi (2.181 văn bản đi được ký số, đạt 96,6%). Kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đến ngày 27/5,  hồ sơ tiếp nhận toàn huyện là 4.561 hồ sơ, trong đó, hồ sơ tiếp nhận qua mạng (mức độ 3) có 3.144 hồ sơ, đạt 68,9% (đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao 51%). Chấm công bằng vân tay (hoặc nhận diện khuôn mặt), phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và thẻ điện tử, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin "phòng họp không giấy” đang được triển khai, có hiệu quả tích cực. 

Đồng chí Lê Cảnh Hiếu chia sẻ thêm: Trong 6 tháng cuối năm, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục xây dựng, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC, cụ thể như: Nâng cao chỉ số CCHC cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, tổ chức về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tiếp tục triển khai tập huấn cho cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các xã, thị trấn, lực lượng đoàn viên thanh niên để tăng cường hỗ trợ, tuyên truyền góp phần đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn; duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015...

 Khánh Linh

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục