Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khóa XIV, có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, sáng 22/7. Ảnh: DUY LINH

Sáng 22/7, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

"Từ thực tiễn hoạt động của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016-2021 có thể khẳng định, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 được kiện toàn theo đúng chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội. Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV như khóa XIII đã tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trò Hiến định của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội; tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý, điều hành vĩ mô theo quy định của pháp luật và kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được bổ sung, hoàn thiện; tổ chức bộ máy bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ từng bước được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương đang từng bước được điều chỉnh theo yêu cầu cải cách hành chính” – Thủ tướng nêu tại Tờ trình.


Đại biểu Quốc hội lắng nghe các nội dung Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV tại hội trường sáng 22/7. Ảnh: DUY LINH

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực cần phải tiếp tục hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, cơ chế phối hợp, phân cấp, phân quyền; về nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với việc đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, điều hành trong tình hình mới.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) được xây dựng trên cơ sở tiếp tục kế thừa, ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo khóa XIV nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số Bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số Bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.

Về vấn đề này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép” vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo, giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống, an toàn cho nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra; đồng thời, căn cứ kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021/QH14, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.


Toàn cảnh Hội trường Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV

Trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban Pháp luật nhận thấy phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV đã được Chính phủ khóa XIV chuẩn bị kỹ lưỡng.

Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với đánh giá về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo cơ cấu tổ chức nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV như trong Tờ trình của Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ tuy là giữ ổn định từ nhiệm kỳ khóa XII, nhưng trong nhiệm kỳ khóa XIV, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cả về quy mô, phạm vi quản lý để bảo đảm bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.

Cơ cấu tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ đã từng bước được sắp xếp tinh gọn; việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương cơ bản hợp lý hơn; nhiều nội dung quản lý nhà nước có sự chồng chéo, trùng lặp, giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ đã được khắc phục, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ.

Ủy ban Pháp luật nhất trí phương án giữ cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ. Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện "mục tiêu kép”.

Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật đề nghị Quốc hội lưu ý Chính phủ quan tâm xây dựng lộ trình tiếp tục thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội, trong đó, có yêu cầu "một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính,” "tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới...”

Việc "đẩy mạnh phân cấp, phân quyền” cần gắn với các điều kiện bảo đảm thực hiện, xóa bỏ cơ chế "xin-cho,” đề cao trách nhiệm của các bộ, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền.

Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và rà soát kỹ các nội dung giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ để sớm có phương án giải quyết triệt để; đồng thời, đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong các bộ, đặc biệt là đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Phó Bí thư TT Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân chất độc da cam

(HBĐT) - Ngày 22/7, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021) tại TP Hòa Bình. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, Hội LHPN tỉnh, lãnh đạo Thành ủy Hòa Bình và đơn vị phụng dưỡng Mẹ là VNPT Hòa Bình.

Huyện Yên Thủy: Hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4

(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện Yên Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nghiêm túc triển khai thực hiện. Với cách làm sáng tạo, việc thực hiện nghị quyết đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên địa bàn.

Quan tâm hơn nữa gia đình chính sách, người có công và nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chiều 21/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Huyện Lạc Thuỷ: Ký kết chương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 238 của Ban Bí thư 

(HBĐT) - Sáng 21/7, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, HĐND, UBND, TAND và Viện KSND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa XII) về "Ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm”. 

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 20/7, tại xã Thanh Sơn, tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lương Sơn gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT; Bùi Quang Toàn, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn; Quách Đình Minh, Hội Luật gia tỉnh; Nguyễn Thể Thao, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Liên Sơn; Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba đã có buổi tiếp xúc cử tri các xã: Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao và Thanh Sơn.

Ban Kinh tế - Ngân sách: Thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII

(HBĐT) - Ngày 21/7, Ban KT - NS (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT - NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục