Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược và quân dân ta đã lập nên những chiến công hiển hách; qua đó đã xuất hiện những danh tướng lẫy lừng. Một trong số đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "Vị tướng huyền thoại” của dân tộc ta.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần trở lại thăm Điện Biên Phủ tháng 4/1994. Ảnh: T.L
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú có viết: Các vị tướng đạt đến bậc "đại danh tướng” trong lịch sử dân tộc, đó là: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ. Đến thế kỷ XX, trong thời đại Hồ Chí Minh, mẫu mực thứ tư để hợp thành "tứ đại danh tướng Việt Nam” là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu như trong bộ ba nhân tướng thời trung cổ, vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã được nhân dân suy tôn thành "Đức Thánh Trần” thì ở thế kỷ XX, "Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với đại võ công Điện Biên Phủ năm 1954 đã được suy tôn là "Vị tướng huyền thoại”.
Trước hết, từ thầy giáo dạy lịch sử trở thành người chỉ huy quân sự. Có một câu hỏi mà chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới lý giải một cách thấu đáo, đó là: Vì sao Người chọn Võ Nguyên Giáp - thầy giáo dạy lịch sử ở Trường Tư thục Thăng Long, về dung mạo thuộc hàng "bạch diện thư sinh” đảm nhiệm việc thành lập tổ chức quân sự và chỉ huy quân sự, trong khi ở thời kỳ đó, có hàng chục học viên Việt Nam tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) được đào tạo cơ bản về quân sự! Và ngay từ lần gặp đầu tiên năm 1940, tại Côn Minh (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy ở Võ Nguyên Giáp những dấu hiệu của một thiên tài quân sự và tin tưởng giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ chỉ huy quân sự của cách mạng Việt Nam; đồng thời Người căn dặn Võ Nguyên Giáp "Phải tranh thủ học tập về quân sự”, quyết định giao cho Võ Nguyên Giáp việc thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944. Đây là sự kiện đánh dấu và quyết định đến sự nghiệp chỉ huy quân sự của Võ Nguyên Giáp.
Thứ hai, Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy được phong quân hàm duy nhất chỉ có một lần - cấp hàm Đại tướng. Sau chiến dịch Đông Bắc năm 1947 giành thắng lợi, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ. Đây không chỉ là trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao cho mà còn là sự tin tưởng vào tài năng, đức độ, "văn - võ song toàn”, có đầy đủ phẩm chất, nhân cách một người làm "Tướng”...
Thứ ba, trong hơn 30 năm là Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Nhân dân ta đánh thắng các đội quân xâm lược của chủ nghĩa phát xít, thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đánh bại quân xâm lược của phát xít Nhật, để giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau đó, đánh thắng thực dân Pháp, kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ - được đối phương coi là tập đoàn cứ điểm "bất khả xâm phạm”, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu”, lập lại hòa bình ở miền Bắc nước ta.
Hiệp định Geneva ký kết chưa được bao lâu thì đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặt ách thống trị kiểu thực dân mới, buộc nhân dân ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến mới, gay go, ác liệt hơn. Với ý chí quyết tâm "Không có gì quý hơn độc lập tự do”, được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ tiếp tục giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy toàn dân, toàn quân ta lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, đặc biệt là chiến thắng "Điện Biên phủ trên không" năm 1972 và chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc nhiều viên đại tướng của Pháp, Mỹ phải hứng chịu thất bại ở Việt Nam. Đây không chỉ là chiến công lẫy lừng của quân và dân ta mà còn là sự kiện nổi bật trong lịch sử chiến tranh ở thế kỷ XX...
Thứ tư, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho quân và dân ta, nhất là các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội "cẩm nang”, "sách gối đầu giường” qua những tác phẩm tổng kết hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc mà Đại tướng là vị chỉ huy tài ba, lỗi lạc và đã giành chiến thắng. Tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp là những tác phẩm: "Phát động du kích chiến tranh”, "Tiến mạnh sang giai đoạn mới”, "Chiến tranh giải phóng và Quân đội nhân dân - ba giai đoạn chiến lược”. Với kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng đã viết nhiều tác phẩm bàn về lực lượng vũ trang nhân dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chiến tranh nhân dân trên địa bàn sông nước... Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN từ năm 1975, Đại tướng có điều kiện nhìn nhận, đánh giá những vấn đề thuộc về chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghiên cứu sâu tư tưởng Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự Việt Nam... và hàng loạt tác phẩm, hồi ký khác...
Thứ năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩnh biệt thế giới vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 4/10/2013, để lại nỗi tiếc thương vô hạn với đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế; là sự mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Giáo sư Vũ Khiêu viếng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lòng tiếc thương và cảm phục vô hạn: "Gương rọi đất trời rực sáng ngàn thu nhân lại trí/ Lệ tràn sông núi khóc than hai bác Võ như Hồ”!...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trở thành mẫu mực thứ tư trong "Tứ đại danh tướng Việt Nam”, là "Vị tướng huyền thoại” của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại công lao, tài năng, đức độ của người cộng sản kiên trung, mẫu mực, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người "Anh Cả” của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Với lòng kính trọng và ngưỡng mộ của các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ dành cho Đại tướng, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta nguyện phấn đấu không ngừng theo tấm gương của Đại tướng, quyết tâm xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo phương hướng, mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
(Nguồn: Quân đội nhân dân)
(HBĐT) - Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đó là chủ trương được tỉnh triển khai từ nhiều năm qua nhằm thúc đẩy lộ trình cải cách hành chính (CCHC). Quá trình triển khai có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm… đối với người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước và công chức, viên chức (CCVC) được giao nhiệm vụ, theo đó, lộ trình CCHC trên địa bàn tỉnh đã tạo được sự chuyển biến rõ nét, dấu ấn đáng khích lệ.
(HBĐT) - Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn xác định: "Dân vận khéo” là khâu quan trọng trong quá trình tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc xây dựng mô hình "Dân vận khéo” thông qua việc làm cụ thể, hình thức vận động người thật, việc thật tạo ảnh hưởng tích cực trong nhận thức, việc làm, góp phần bổ sung phương pháp, cách thức, hình thức dân vận trong hệ thống chính trị.
Tổng Chỉ huy (Tổng Tư lệnh) là chức vụ chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND) được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược[1].
Tối 23/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel.
Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
(HBĐT) - Chiều 23/8, Ban xây dựng Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền gắn với phát triển KT – XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (Đề án) đã tổ chức họp, nghe và cho ý kiến vào dự thảo của Đề án. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh chủ trì cuộc họp.