(HBĐT) - Tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 23/10, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tổ dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận có các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.


Thực hiện đấu thầu sản xuất phim và có giải pháp kiểm soát phim trên không gian mạng

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều.

Điểm mới so với Luật Điện ảnh hiện hành là dự thảo Luật đã loại bỏ "phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện”. Dự thảo Luật đã quy định rõ vấn đề sản xuất phim bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Trong đó đưa ra 2 phương án, phương án 1: Sản xuất phim bằng nguồn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo một trong hai hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng; phương án 2: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim).

 Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định tại Điều 33 Luật Điện ảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại phim. Bộ VH-TT&DL phối hợp với Bộ TT&TT kiểm tra, xử lý việc tự phân loại phim phổ biến trên không gian mạng theo quy định của pháp luật.

Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành việc cần thiết ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) để khắc phục những thiếu sót, bất cập trong Luật Điện ảnh hiện hành. Đồng thời các đại biểu cũng thống nhất cần có cơ chế cụ thể về sản xuất phim từ ngân sách bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu. Bên cạnh đó cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ việc phát hành phim trên không gian mạng. Cụ thể, đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng việc đấu thầu sản xuất phim từ ngân sách Nhà nước phù hợp với quy định hiện nay, ngoài vấn đề về nghệ thuật thì điện ảnh cũng là một nền công nghiệp và cũng là một ngành kinh tế.



Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu thảo luận tổ.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân tích thêm: Việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí sản xuất phim cần có trọng tâm, trọng điểm và giám sát sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Cần quy định một số chính sách về xã hội hóa sản xuất phim. Có cơ chế liên doanh giữa doanh nghiệp với đơn vị Nhà nước.

Về phổ biến phim trên không gian mạng, các đại biểu thống nhất cần có giải pháp để kiểm soát chặt đầu vào phim phát hành trên không gian mạng. Dự thảo Luật cần quy định cụ thể tiêu chí phân loại, điều kiện để được công chiếu, trách nhiệm của đơn vị phát hành phim. Đồng thời, để đảm bảo an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, trong khâu kiểm duyệt phim  cần kết hợp tiền kiểm lẫn hậu kiểm, phải có rà soát, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.

Quan tâm khen thưởng người lao động làm việc trực tiếp

Đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), sau khi sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật có 8 chương và 98 điều. So với Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành, dự thảo Luật có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung thi đua, nội dung khen thưởng, quy định về thẩm quyền và bổ sung liên quan đến thủ tục cải cách hành chính. Cụ thể: Đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong thức triển khai phong trào thi đua; bổ sung danh hiệu "Xã tiêu biểu”, "Phường, thị trấn tiêu biểu”; sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua các cấp” đối với cá nhân; danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ”, "Cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh” đối với tập thể, đồng thời bổ sung tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ đối với tập thể dẫn đầu cụm. Bổ sung mục tiêu khen thưởng; nguyên tắc khen thưởng; sắp xếp lại thứ tự các loại hình khen thưởng...



Đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH phát biểu thảo luận tổ.

Thảo luận tại tổ, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật đã quy định việc khen thưởng người lao động trực tiếp sản xuất, địa bàn miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên cần có những chính sách rõ hơn, động viên người lao động trực tiếp sản xuất, những cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu. Theo đại biểu Hoàng Đức Chính: Thực tế việc khống chế tỷ lệ phần trăm từng nhóm, khen cao rất khó với những người làm trực tiếp. Để đạt được thành tích 2 năm, 3 năm liên tục mới được khen cao thì thực tế cán bộ làm trực tiếp rất ít được khen cao.

Ngoài ra, các đại biểu đề nghị: Thủ tục khen thưởng cần có sự thay đổi, nên quy định đối với đối tượng nào phải viết báo cáo thành tích. Những đối tượng như dũng cảm cứu người, làm từ thiện... nên có sự linh hoạt và không nhất thiết phải viết báo cáo thành tích.


Đ.H

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục