(HBĐT) - Là địa bàn còn nhiều khó khăn, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Kim Bôi xác định ưu tiên hàng đầu là thực hiện các chương trình hành động tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Sau 1 năm triển khai đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên địa bàn.


Cán bộ, đảng viên xã Xuân Thủy (Kim Bôi) trao đổi, nâng cao chất lượng công tác triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp.

Cụ thể chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2021, UBND huyện đã xây dựng và ban hành 3 đề án nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển đàn trâu, bò; dồn điền - đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, tạo đà thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Ngay sau khi ban hành, các ngành, địa phương của huyện đã tích cực triển khai 3 đề án, gắn với thực hiện các kế hoạch: Phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp hữu cơ; phát triển bền vững rừng sản xuất…

Đồng chí Nguyễn Văn Xiêng, Phó Bí thư TT Huyện ủy cho biết: 2021 là năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội, trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM triển khai bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thời tiết bất thường, tình hình sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn gia súc và giá cả thị trường. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong xây dựng, triển khai kế hoạch sản xuất mùa vụ, thực hiện đảm bảo "mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH; tập trung hỗ trợ cho các chuỗi sản xuất, các mô hình tiêu biểu, hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 từ khâu giống đến khâu bảo vệ thực vật cho nông dân, đồng thời phát huy tính chủ động của hộ sản xuất... Kết quả toàn huyện đã gieo trồng 15.986 ha cây hàng năm, đạt khoảng 97,3% kế hoạch tỉnh giao, đạt 99,5% kế hoạch đề ra; sản lượng cây có hạt 48.065,4 tấn, đạt 116,6% kế hoạch tỉnh giao, đạt 108,2% kế hoạch đề ra; diện tích các cây trồng chủ lực được duy trì như: Bí xanh, bí đỏ, dưa các loại, rau ăn lá, ăn quả, củ... Diện tích cây ăn quả tập trung đạt 1.934 ha, trong đó, diện tích kinh doanh gần 1.570 ha, trồng mới 138 ha. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện đồng bộ, diện tích trồng rừng sau khai thác trên 925 ha, đạt 115,6% hoạch đề ra…

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, huyện đã ban hành Quyết định số 3954/QĐ-UBND, ngày 10/9/2021 về phê duyệt phương án tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid-19, để hạn chế thấp nhất việc nông sản bị tồn đọng, không tiêu thụ được, giúp nhân dân yên tâm sản xuất.

Bắt nhịp với chuyển đổi số, huyện chủ động phối hợp Chi nhánh Công ty CP bưu chính Viettel tại Hòa Bình, Bưu điện tỉnh tổ chức 8 lớp tập huấn cho 425 học viên là cán bộ, công chức, chủ tịch hội nông dân, công chức địa chính nông nghiệp các xã, thị trấn, giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Kết thúc khóa học, các học viên đã nắm được kỹ năng cơ bản trong việc đưa nông sản lên sàn và kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử.

Đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy cho biết thêm: Với cách làm đó, tổng giá trị sản xuất năm 2021 của toàn huyện tăng 13,8%, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 6,8%; ngành nông nghiệp góp phần nâng tổng thu ngân sách huyện đạt trên 881 tỷ đồng, vượt dự toán tỉnh giao 16,6%... Đây là những tiền đề quan trọng để huyện hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 19,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng…

Hải Yến


Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục