(HBĐT) - Huyện Cao Phong có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đáng tự hào, gắn liền với vùng Mường Thàng nổi tiếng. Từ xa xưa, mảnh đất này đã đi vào sử thi "Đẻ đất đẻ nước”, được nhắc đến trong những áng Mo Mường, chứa đựng nhiều truyền thuyết mang đậm hồn cốt dân tộc và là một phần không thể thiếu trong "Nền Văn hóa Hòa Bình”.


Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Cao Phong cùng ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của huyện và thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong giai đoạn phát triển mới.

Nơi đây còn có truyền thống lịch sử vẻ vang, khắc ghi nhiều chiến công vang dội đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những địa danh đã đi vào lịch sử như chiến khu Thạch Yên - Cao Phong. Những trận đánh tiêu biểu như trận Giang Mỗ (xã Bình Thanh)… Đó sẽ mãi là những dấu son lịch sử, thắp sáng niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Cao Phong. Chính truyền thống vẻ vang đã kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong thời kỳ đổi mới.

Đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong, ngày 15/3/2002 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của huyện. Kể từ đây, huyệnCao Phong chính thức đi vào hoạt động. Cùng ngày, Đảng bộ, chính quyền huyện ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.

Những năm đầu thành lập, huyện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng, với tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, huyện đã phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH hằng năm và qua các nhiệm kỳ. Sau 20 năm, trải qua 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, Cao Phong ngày nay đã có sự phát triển nổi bật và toàn diện.

Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,3%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2021 tăng gấp 36,7 lần so với năm 2002. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 tăng trên 19 lần so với năm 2002. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại. Đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 5,33%…

Đặc biệt, sau 20 năm Cao Phong đã vươn lên là địa phương điển hình của cả nước về vùng chuyên canh cây nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là bước đột phá mở hướng xây dựng Cao Phong thành một huyện sản xuất hàng hóa tập trung về sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tạo thêm nội lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững.


Các đồng chí lãnh đạo huyện Cao Phong thị sát tình hình thực tế tại xã Tây Phong, đôn đốc thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch trên địa bàn.

20 năm qua, các lĩnh vực VH-XH đều có chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh. Đặc biệt, huyện luôn phát huy tinh thần đoàn kết trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Dưới ánh sáng soi đường của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân, toàn huyện đã bước vào giai đoạn đổi mới, tạo thành khối sức mạnh tổng hợp để phấn đấu đến năm 2025, đưa Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới - như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Hướng tới mục tiêu quan trọng này, huyện sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Hai là, tiếp tục làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân. Nghiêm túc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Ba là, tăng cường đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò người đứng đầu; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong huyện.

Tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị cao và những giải pháp đồng bộ, huyện Cao Phong sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành quả đáng tự hào, kiến tạo nên một tương lai ngời sáng, nối dài truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện. 

 

Huyện Cao Phong vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì 

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (15/3/2002 - 15/3/2022), Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Cao Phong vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì về thành tích xuất sắc trong thực hiện "Mô hình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao và các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện Cao Phong”, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh Hòa Bình. Đây là phần thưởng cao quý, ghi nhận thành tích xuất sắc của huyện.

Nhìn lại 20 năm qua, huyện đã đạt nhiều thành tích nổi bật và toàn diện trong phát triển KT-XH. Nhiều năm liền được xếp hạng thi đua nằm trong tốp đầu của khối huyện, thành phố; được nhận Cờ thi đua xuất sắc và nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Đặc biệt, năm 2017, huyện vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì...Những thành quả đáng tự hào trong 20 năm qua đã đặt nền tảng vững chắc để toàn huyện quyết tâm bước sang giai đoạn mới: Ổn định và phát triển với những đột phá chiến lược.



Hà Văn Di
UVBCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cao Phong

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục