Tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 3, sáng 27/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

 

Trình bày Tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật gồm 7 chương, 74 điều với nhiều điểm mới ở các nội dung quy định chung. Trong đó, ở nội dung thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, dự thảo Luật có các điểm mới là: Bổ sung các hình thức công khai thông tin, lấy ý kiến thông qua hệ thống thông tin nội bộ, đăng trên cổng, trang thông tin của cơ quan, đơn vị; quy định theo hướng có sự phân biệt về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục cán bộ, công chức, viên chức kiểm tra và giám sát; bổ sung hình thức giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Cho biết trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Chính phủ báo cáo và xin ý kiến Quốc hội. Cụ thể như loại ý kiến thứ nhất, đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước. Loại ý kiến thứ hai, đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương là chương IV về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp - bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết. 

 

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương "thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân” với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và "thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở”.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để có cơ sở đầy đủ cho Quốc hội xem xét, thảo luận về dự án Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu có báo cáo bổ sung hoặc chuẩn bị giải trình cụ thể, thuyết phục về một số nội dung. Trong đó, tổng kết, đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; bổ sung các giải pháp về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các quy định cụ thể của dự thảo Luật; bổ sung các phân tích gắn với số liệu cụ thể khi đánh giá tác động chính sách để lý giải lý do lựa chọn giải pháp chính sách có tính thuyết phục cao hơn.

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các điều khoản trong dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất trong việc quy định đối với các loại hình thực hiện dân chủ ở cơ sở; cân nhắc, sử dụng thống nhất một số thuật ngữ trong dự thảo Luật và bổ sung quy định về cách thức để người dân "thụ hưởng”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh. 

Đối với một số nội dung cụ thể như về Thanh tra nhân dân, theo ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tán thành việc chuyển quy định về Thanh tra nhân dân- hiện đang được điều chỉnh tại Luật Thanh tra, sang quy định tại dự thảo Luật này nhưng đề nghị cần kế thừa cách thức quy định của Luật Thanh tra hiện hành, bảo đảm tính đầy đủ và toàn diện của chế định Thanh tra nhân dân.

Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu có phương án phù hợp hơn về tên gọi "Ban Thanh tra nhân dân” để phản ánh đúng bản chất của chế định này là hoạt động giám sát của người dân, tránh nhầm lẫn với hoạt động thanh tra của Nhà nước; làm rõ lý do không quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khu vực ngoài Nhà nước và tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện các mô hình tự quản như Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải, Tổ bảo vệ dân phố, Đội dân phòng... để có định hướng tổ chức, sắp xếp lại một cách có hiệu quả hơn.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: 75 cán bộ Hội Phụ nữ được bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Hội

(HBĐT) - Ngày 26/5, Trung tâm Chính trị TP Hòa Bình phối hợp Hội Phụ nữ thành phố tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Hội phụ nữ ở cơ sở. Tham dự lớp bồi dưỡng có 75 học viên là chủ tịch, phó chủ tịch Hội phụ nữ các xã, phường và chi hội trưởng chi hội phụ nữ của 10 xã, phường trên địa bàn thành phố.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 26/5, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát kết quả thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đối với UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Trưởng đoàn chủ trì buổi giám sát. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thăm trụ sở và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO tại Geneva

Chiều 25/5 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO Trương Hướng Thần.

Thị trấn Cao Phong: Xây dựng hình ảnh cán bộ, đảng viên tận tụy với Nhân dân

(HBĐT) - Việc gắn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua việc tận tụy phục vụ Nhân dân đã được cấp ủy Đảng thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chỉ đạo thực hiện hiệu quả thời gian qua. Theo đó, từng việc làm đều hướng đến lợi ích của Nhân dân, của tập thể, từng bước tạo đồng thuận trong Nhân dân.

Xã Vĩnh Tiến cải cách thủ tục hành chính

(HBĐT) - Để tạo thuận tiện cho bà con trong việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) sớm hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả.

Đoàn công tác huyện Lương Sơn trao đổi kinh nghiệm về công tác quy hoạch, phát triển đô thị và giải phóng mặt bằng tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh)

(HBĐT) - Ngày 20/5, đoàn công tác của huyện Lương Sơn do đồng chí Bùi Quang Toàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn đã trao đổi kinh nghiệm với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong công tác quy hoạch, phát triển đô thị và giải phóng mặt bằng (GPMB). Tiếp đoàn và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Công, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị uỷ; Nguyễn Văn Ngoãn, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều cùng các đồng chí trong Thường trực Thị uỷ, HĐND, UBND và lãnh đạo một số phòng, ban ngành của thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục