(HBĐT) - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình nhằm phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Đây là 1 trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng bộ huyện Cao Phong chú trọng triển khai từ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục đẩy mạnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Cán bộ bộ phận "một cửa" xã Thạch Yên (Cao Phong) thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã của huyện giai đoạn 2020 - 2025.

Tại Đảng bộ thị trấn Cao Phong, quyết tâm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực được gắn với quyết tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; phấn đấu đến năm 2025, trên 95% cán bộ, công chức đạt chuẩn theo chức danh; đồng thời, không ngừng nâng cao hiệu quả công vụ trong hệ thống chính trị. Theo đồng chí Phạm Văn Hùng, Phó Bí thư TT Đảng ủy thị trấn: Cấp ủy, chính quyền địa phương đồng thuận cao từ nhận thức đến hành động, quyết tâm cùng với toàn huyện đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là động lực quan trọng để thị trấn cũng như toàn huyện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trên phạm vi toàn huyện. Với quyết tâm đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, huyện đặt trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, xóm, khu dân cư; đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công phục vụ yêu cầu phát triển của huyện. Trong nỗ lực triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; quan tâm bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động; đẩy mạnh công tác thông tin, xúc tiến, giới thiệu việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động; tăng cường công tác giáo dục nghề nghiệp phù hợp nhu cầu thị trường lao động; thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch - dịch vụ và một số loại hình công nghiệp như chế biến nông sản, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc...

Đồng chí Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy khẳng định: Năm 2022 là cột mốc quan trọng, đánh dấu lịch sử 20 năm hình thành và phát triển huyện Cao Phong. Những kết quả đạt được trong 20 năm qua là tiền đề, động lực để địa phương tiếp tục đạt nhiều thành quả rực rỡ hơn trong thời kỳ phát triển mới. Trước mắt, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, mục tiêu quan trọng hàng đầu mà huyện hướng tới là phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới; đồng thời, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII đã đề ra.

Nhấn mạnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, người đứng đầu Huyện ủy Cao Phong cho biết: Từ cấp huyện đến cấp cơ sở đều thống nhất cao với 3 đột phá chiến lược trong giai đoạn 2020 - 2025, gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm và tăng năng suất lao động; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Trong đó, quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được gắn với quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cụ thể, Đảng bộ huyện xác định rõ các chỉ tiêu hàng năm: Phấn đấu 90% tổ chức cơ sở Đảng trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 90% đảng viên trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; trên 90% số cơ quan, chính quyền cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh; trên 90% tổ chức cơ sở của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thu Trang


Các tin khác


Xây dựng chiến lược xuất khẩu nông sản vào nội địa Trung Quốc

Chiều 7/6/2022, Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bãi miễn chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Chu Ngọc Anh

Chiều 7/6, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 6) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Chu Ngọc Anh đã bị bãi nhiễm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Quốc hội bãi nhiệm và phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Sáng 7/6, Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội, phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Hiện đại hóa nền hành chính công

(HBĐT) - Tháng 5/2022, Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ công bố chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2021 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Theo đó, chỉ số hiện đại hoá hành chính của tỉnh đạt 92,48% tăng 2,44% so với năm 2020. Tuy nhiên, đi liền với chỉ số này là chỉ số thành phần về quản trị điện tử, tỉnh giảm 25,5%, thuộc nhóm thấp nhất cả nước.

Buộc thôi việc đối với Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 6/6/2022 về việc thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ.

Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long

Ngày 06/6/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường để xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục