NGUYỄN VĂN HẢI
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy
(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Lạc Thủy luôn nhận thức sâu sắc được vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển KT-XH của huyện; thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo nền tảng vững chắc xây dựng huyện ngày càng phát triển bền vững. Đặc biệt, xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của vả hệ thống chính trị, do vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ thăm mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Song song với ban hành nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy, cùng các đề án, kế hoạch của UBND huyện nhằm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sâu rộng phong trào thi đua "Huyện Lạc Thủy chung sức xây dựng nông thôn mới” tới các cấp, các ngành, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân, qua đó đã nhận được sự hưởng ứng tích cực. Hàng năm, huyện cũng chú trọng tổng kết, đánh giá các mô hình điểm, nhân rộng các điển hình, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, từ đó phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, huyện Lạc Thủy đã xây dựng, ban hành các cơ chế đặc thù, phối hợp phát triển KT-XH huyện gắn với xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 982/QĐ-UBND, ngày 3/7/2015 của UBND huyện về phê duyệt "Đề án phát triển cây ăn quả huyện Lạc Thủy đến năm 2020”; Quyết định số 1046/QĐ-UBND, ngày 17/8/2016 phê duyệt Đề án phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Lạc Thủy giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1047/QĐ-UBND, ngày 17/8/2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016 - 2020...
Có thể nói, từ xuất phát điểm thấp với nhiều khó khăn, trở ngại, song, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng như của cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp xã đến thôn, xóm và trên hết là sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn đã giúp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lạc Thủy đạt được kết quả quan trọng, mang tính đột phá. Diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét với kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển và đời sống dân sinh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 50,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,66%; lao động có việc làm thường xuyên đạt 95,5%... Huyện đã có 8/8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 3/8 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 7 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 27 vườn mẫu được công nhận đạt chuẩn theo quy định. Với những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị, ngày 13/8/2021, huyện Lạc Thủy đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 tại Quyết định số 1401/QĐ-TTg.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn khó khăn, hạn chế nhất định. Trong đó, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu bền vững, chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế… Bên cạnh đó, chất lượng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa vững chắc; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công tác dồn điền, đổi thửa còn chậm; nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới khó khăn, huy động nguồn vốn còn hạn chế...
Do vậy, để giữ vững và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, trong thời gian tới, Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thuỷ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình trong giai đoạn 2021-2025; duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã, huyện nông thôn mới bền vững. Huyện đặt mục tiêu duy trì và xây dựng hoàn thành 4 xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi xã duy trì và xây dựng từ 1-3 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 5 vườn mẫu trở lên.
Chú trọng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo hiệu quả, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Cùng với đó, tập trung phát triển, nâng cấp hệ thống hạ tầng KT-XH; tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ bản thiết yếu, trong đó ưu tiên công trình ở thôn, khu dân cư hoặc trực tiếp gắn với phát triển sản xuất và đời sống của Nhân dân...
Song song với đó, huyện tăng cường chỉ đạo sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng xây dựng mô hình sản xuất phù hợp, thiết thực với từng địa phương; phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường; khuyến khích liên kết 4 nhà, liên doanh theo phương châm "doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa”; đẩy mạnh củng cố và hình thành các hợp tác xã, trang trại hoạt động có hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
Đặc biệt, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của Nhân dân và quan tâm của toàn xã hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và Nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách, cơ chế của T.Ư, của tỉnh, địa phương trong xây dựng nông thôn mới là "Dựa vào nội lực của dân và cộng đồng là chính, Nhà nước hỗ trợ chủ yếu qua các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Huyện Lạc Thủy chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”...
Nhân dịp huyện Lạc Thủy tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới, đón nhận Huân chương Lao động hạng ba và cờ thi đua của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng các ban, sở, ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ huyện trong quá trình xây dựng và phát triển.
Trên con đường đổi mới, phát triển, huyện Lạc Thủy luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều 21/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương và Thường trực Tổ Biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học về hoàn thiện Đề án.
(HBĐT) - Ngày 21/7, Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết (NQ) Hội nghị T.Ư 5, khóa XIII. Hơn 1,08 triệu cán bộ, đảng viên dự hội nghị trực tiếp và trực tuyến tại 11.661 điểm cầu trên cả nước.
(HBĐT) - Ngày 6/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức, đảng viên (ĐV) vi phạm (Quy định 69), thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng (TCĐ) vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật ĐV vi phạm.
(HBĐT) - Ngày 20/7, HĐND huyện Kim Bôi đã tổ chức Kỳ họp thứ 6 - kỳ họp thường kỳ giữa năm nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025. Theo đó, thời gian tiến hành đại hội chi bộ không quá 1 ngày, bắt đầu từ tháng 7, hoàn thành trước ngày 31/8/2022. Hiện nay, toàn tỉnh có 3.181 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 3.169 chi bộ tiến hành đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025; 13 chi bộ không tổ chức đại hội do mới thành lập.
(HBĐT) - Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp (DN) là nhiệm vụ trọng tâm đã được huyện Cao Phong triển khai trong nhiều năm và đạt những kết quả tích cực. Trong giai đoạn phát triển mới, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo tính dân chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.