(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lựa chọn những nội dung lớn có tính bao quát, toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, nội chính, xây dựng hệ thống chính trị đưa vào chương trình toàn khoá của BCH Đảng bộ để tập trung thực hiện. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Huyện Tân Lạc huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị thị trấn Mãn Đức.
Đảng bộ huyện có 36 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 16 đảng bộ xã, thị trấn, 5 đảng bộ khối cơ quan, 15 chi bộ khối cơ quan, doanh nghiệp, 288 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, với 6.447 đảng viên. BCH Đảng bộ huyện gồm 37 đồng chí, BTV Huyện ủy gồm 11 đồng chí. Tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ huyện chiếm 16,66%, BTV Huyện uỷ 27,3%. Đảng bộ huyện đã ban hành các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Từ đầu nhiệm kỳ, BTV, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành 4 nghị quyết, 10 chỉ thị, 4 kết luận trên các mặt công tác để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH của huyện. Trong đó có các nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn; các chỉ thị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải phóng mặt bằng; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và tăng cường công tác quản lý đảng viên…
Huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị; gắn với kiểm tra, đôn đốc, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị. Các mặt công tác có chuyển biến rõ rệt. Công tác cán bộ thường xuyên được quan tâm kiện toàn nhằm bố trí, sắp xếp phù hợp với nhiệm vụ và trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Đến thời điểm này có 10/16 xã có người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không phải là người địa phương, trong đó có 5 cán bộ cấp huyện luân chuyển về. BTV, Thường trực Huyện ủy tăng cường dự sinh hoạt chi bộ (năm 2021 dự 33 buổi, đến hết tháng 8/2022 dự 28 buổi). Thường trực Huyện ủy duy trì làm việc với UBND huyện 2 tuần/lần về thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm và các nhiệm vụ trọng tâm khác. Từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực Huyện ủy, Bí thư, các Phó Bí thư đã có trên 60 cuộc làm việc với các xã, thị trấn, cơ quan liên quan về thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo đúng kế hoạch, chất lượng được cải thiện. Huyện đã quy hoạch vùng sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới như vùng rau, củ, quả tại các xã vùng cao; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; bưởi tại các xã dọc đường 12B. Huyện đã triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đấu giá đất hàng năm và của cả giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến 9 tháng năm nay, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 75.899 triệu đồng, đạt 68,4% dự toán tỉnh giao. Toàn huyện có trên 20 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách đang nghiên cứu khảo sát, triển khai với mức đầu tư dự kiến trên 4.000 tỷ đồng. Đến nay, huyện có 7/15 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, bình quân đạt 15,7 tiêu chí/xã. Phấn đấu đến hết năm 2022 có thêm 2 xã, đến năm 2025 có 11 xã về đích nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện đang quy hoạch phát triển đô thị, phấn đấn đến năm 2025 xã Phong Phú được công nhận thị trấn, đến năm 2030 thị trấn Mãn Đức trở thành đô thị loại IV...
Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Đinh Anh Tuấn cho biết: Huyện đang triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo xây dựng quy hoạch có chất lượng, thực hiện quản lý tốt quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH. Tăng cường công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, đặc biệt quan tâm xây dựng khu tái định cư cho người dân bị thu hồi đất; đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá Mường Bi gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Lê Chung
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 8/2022, Đảng bộ huyện Yên Thủy kết nạp được 71 đảng viên mới, đạt 59,1% chỉ tiêu giao. 100% đảng viên mới có trình độ văn hóa đạt và vượt chuẩn, trên 60% trong độ tuổi thanh niên… đã bổ sung lực lượng kế cận chất lượng cho Đảng. Với quan điểm xuyên suốt: Phát triển Đảng phải song hành giữa chất lượng và số lượng, Đảng bộ huyện đang nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu kết nạp Đảng trong 4 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình) xác định công khai, minh bạch là "chìa khóa” để phát huy dân chủ ở cơ sở. Nội dung công khai ngoài tập trung vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách an sinh xã hội, kế hoạch phát triển KT-XH, địa phương còn thực hiện công khai trong huy động vốn xây dựng các công trình hay huy động, sử dụng các loại quỹ như: Đền ơn - đáp nghĩa, Vì người nghèo...
(HBĐT) - Sáng 22/9, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Quy định số 80 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Thông báo Kết luận số 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật; Hướng dẫn số 21 của Ban Tổ chức T.Ư về thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo Kết luận số 20. Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; Mai Văn Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Đảng bộ xã Bình Thanh có 155 đảng viên, sinh hoạt tại 9 chi bộ, trong đó có 5 chi bộ khu dân cư. Hiện, Đảng bộ có 6 đảng viên được miễn sinh hoạt do già yếu, ốm đau và 6 đảng viên đi làm xa (2 trường hợp đi xuất khẩu lao động). Ngoài ra, có nhiều đảng viên, nhất là đảng viên trẻ đi làm tại TP Hòa Bình, các huyện trong tỉnh… Trước thực tế đó, vấn đề quản lý đảng viên được Đảng bộ xã đặc biệt chú trọng, góp phần giữ gìn tư cách đạo đức đảng viên.
Để miền núi tiến kịp miền xuôi, các đại biểu tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng phát huy truyền thống quê hương cách mạng, là những tấm gương sáng, bền bỉ lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm trong cuộc sống, đóng góp xây dựng quê hương đất nước.
(HBĐT) - Ngày 21/9, đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2021 - 2026 trên địa bàn huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh.