(HBĐT) - Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận.

Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch TT UBMTTQ tỉnh khẳng định: Dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH của đất nước. Việc Quốc hội lựa chọn nội dung này làm chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thông qua giám sát để đánh giá lại những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua giám sát thực tiễn từ địa phương cho thấy, quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn, cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, cơ bản đã khắc phục tình trạng đầu tư dàntrải. Sắp xếp tinh gọn bộ máy, quản lý biên chế, cải cách thủ tục hành chính. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã cơ bản bám sát tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, nhiều vụ việc sai phạm trong đầu tư, đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá, quản lý, sử dụng tài chính công. Đặc biệt, các công trình đầu tư dở dang, kéo dài, nhiều công trình sau khi đã hoàn thành nhưng sử dụng kém hiệu quả, cá biệt có những công trình bỏ không, gây nên sự bất bình trong Nhân dân. Điển hình như dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đi kiểm tra và rất quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết khắc phục. Đây là những dự án chậm tiến độ nhiều năm, đội vốn lớn làm giảm niềm tin trong Nhân dân. Trong khi điều kiện kinh tế - xã hội nhiều nơi trong cả nước còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Qua giám sát ở các tỉnh, thành phố đều có các dự án, cụm dự án đầu tư và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn.

Thứ hai, việc thực hiện tinh giản biên chế nhiều nơi, nhiều chỗ vẫn còn mang tính cơ học, chủ yếu vẫn đang ép giảm về số lượng, chưa gắn với việc cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, có những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại và địa hình còn khó khăn nhưng chúng ta vẫn thực hiện sáp nhập 2 - 3 xã thành 1 xã, điển hình có những nơi thực hiện sáp nhập 4 xã vào thành 1 xã. Trụ sở làm việc ở những nơi đã sáp nhập thì bỏ hoang, trong khi nơi đặt trụ sở chính thực hiện nhiệm vụ lại chưa đáp ứng điều kiện, không đảm bảo đủ phòng làm việc theo tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức; có những xã vẫn phải sử dụng trụ sở tại 2 xã cũ, gây khó khăn trong việc đi lại của cán bộ, công chức và người dân; có những nơi trụ sở mới được xây dựng nhưng khi sáp nhập lại bỏ hoang, gây lãng phí, xuống cấp nghiêm trọng. Đến thời điểm này vẫn chưa được xử lý và giải quyết.

Thứ ba, công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, dẫn đến chậm triển khai dự án, không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi mà còn gây thất thu ngân sách Nhà nước và lãng phí trong sử dụng đất. Nhiều dự án khi đã được cấp phép đầu tư nhưng không triển khai thực hiện, đất đai hoang hóa. Trong khi đó đất sản xuất của người dân ngày càng khó khăn, bị thu hẹp, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ tư, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhiều nơi còn chậm, đặc biệt chưa theo đến cùng việc tổ chức thực hiện kết luận gây thất thoát cho việc thu hồi tiền, tài sản.

Từ thực trạng trên, đại biểu Đặng Bích Ngọc đã đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Một là, đề nghị Quốc hội, chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp yêu cầu thực tiễn. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, truy đến cùng trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan kể từ khi có chủ trương đầu tư đến khi kết thúc quá trình đầu tư mà không đưa công trình vào sử dụng được. Vấn đề này đang được dư luận và cử tri đặc biệt quan tâm.

Hai là, việc xử lý trụ sở dôi dư sau khi sáp nhập theo Nghị quyết số 653/NQ- UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể và có giai đoạn để ổn định cơ sở vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn định mức theo quy định. Có quy định đặc thù về số biên chế đối với những nơi đã thực hiện sáp nhập nhiều xã, từ 3 - 4 xã, nơi địa bàn khó khăn.

Ba là, đề nghị Quốc hội trong những năm tới vẫn tổ chức giám sát lại các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chậm so với yêu cầu để có chế tài xử lý nghiêm minh, tạo niềm tin đối với cử tri và Nhân dân.


 

Ngô Hường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

 


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ giao lưu học tập điển hình tiên tiến năm 2022

(HBĐT) - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến năm 2022 với 40 điển hình tiêu biểu trên địa bàn huyện.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa hết sức quan trọng

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã có những chia sẻ về quan hệ hai nước cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trung tướng Tô Ân Xô: Chủ tịch Tập đoàn VinGroup không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh

Chiều tối 29/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng của năm 2022, cùng những vấn đề mà dư luận xã hội và báo chí quan tâm.

Huyện Lạc Sơn phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng

(HBĐT) - Những người có uy tín (NCUT) trên địa bàn huyện Lạc Sơn luôn là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Họ có sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động người dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị và trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc.

Thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển cán bộ

(HBĐT) - Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý là chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ (CTCB) của Đảng nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ qua thực tiễn, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo toàn diện của đội ngũ cán bộ. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong diện quy hoạch được rèn luyện, thử thách; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong CTCB, khép kín trong từng ngành, địa phương và từng đơn vị.

Đại biểu QH Hoàng Đức Chính thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Ngày 28/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022, dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công vốn NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục