(HBĐT) - Những người có uy tín (NCUT) trên địa bàn huyện Lạc Sơn luôn là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Họ có sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động người dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị và trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc.
Nghệ nhân Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) truyền dạy Chiêng Mường cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Mường.
Hiện, toàn huyện Lạc Sơn có 249 NCUT, trong đó già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn 61 người; cán bộ nghỉ hưu 45 người; thầy mo, thầy cúng 6 người; doanh nhân, người sản xuất giỏi 4 người; bí thư chi bộ 39 người; thành phần khác 94 người.
Hàng năm, NCUT trong huyện được bồi dưỡng kiến thức về phát triển KT-XH, AN-QP; tham gia các lớp tập huấn, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức cho NCUT đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, huyện quan tâm gặp gỡ, tặng quà dịp Tết Nguyên đán; thăm hỏi, động viên NCUT lúc ốm đau và hộ NCUT gặp khó khăn do thiên tai; thăm viếng khi bản thân và người thân của NCUT qua đời. Từ thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã kịp thời động viên, khích lệ NCUT phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là tấm gương tiêu biểu để đồng bào DTTS tin tưởng, nghe và làm theo.
Tại huyện Lạc Sơn, rất nhiều người biết đến 2 nghệ nhân Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng và Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn. Đây là 2 nghệ nhân ưu tú có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Nghệ nhân Bùi Huy Vọng và nghệ nhân Bùi Văn Minh luôn gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, vận động bà con không tổ chức cưới tảo hôn cho con, không vi phạm hôn nhân cận huyết; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ tệ nạn ma túy, cờ bạc. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân hiểu được tầm quan trọng của giá trị văn hoá Mường và tham gia giữ gìn, bảo tồn, tôn trọng, tôn tạo các giá trị văn hoá của dân tộc...
Đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn cho biết: Mặc dù trình độ, nghề nghiệp, độ tuổi khác nhau nhưng NCUT luôn là tấm gương tiêu biểu trên mọi lĩnh vực. Họ nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu chấp hành các phong trào ở cơ sở. Từ đó tạo sức lôi cuốn để đồng bào noi theo, đồng thời phát huy được vai trò trong cộng đồng dân cư, trở thành tấm gương trong các phong trào thi đua yêu nước, chung tay cùng với đồng bào trong vùng xây dựng đời sống văn hoá. Nhiều già làng, bí thư chi bộ, trưởng thôn, xóm, NCUT còn nêu gương sáng trong phát triển kinh tế, vận động gia đình, người thân và bà con trong thôn, xóm tự giác thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn phát triển các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan…
Đặc biệt, trong phong trào xây dựng NTM, nhiều NCUT đã tiên phong hiến đất và vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động xây dựng các công trình phúc lợi. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều NCUT đã huy động hiệu quả nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nhà văn hóa, sửa chữa và cải tạo trường học, các tuyến đường liên thôn, liên xã. Những con đường bê tông sạch đẹp, nhà văn hóa khang trang, môi trường nông thôn xanh mát… trong hành trình về đích NTM của các xã trong huyện không thể không nhắc đến những đóng góp của NCUT.
NCUT trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã, đang tích cực phối hợp với các cấp tuyên truyền, triển khai tới bà con DTTS những văn bản mới về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiêu biểu như: Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ triển khai thực Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội; Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 4/5/2020 về thông qua báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030...
Thu Thủy
(HBĐT) - Cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được xác định là khâu đột phá quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh CCHC, phục vụ và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp (DN) và người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Năm 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1/1/2018 với nhiều quy định ưu đãi, hỗ trợ được kỳ vọng là hành lang pháp lý quan trọng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khu vực này vươn lên trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau bốn năm triển khai, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được hỗ trợ theo luật chỉ đạt dưới 8%, thậm chí 51,3% số doanh nghiệp không biết đến luật này,...
Trước tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức nghỉ việc, chuyển việc, ngại trách nhiệm, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải có những cải cách đủ mạnh để hoàn thiện thể chế, chính sách, quan tâm đến chế độ, thu nhập, môi trường làm việc cho cán bộ, công chức để nâng cao năng lực và giúp đội ngũ này yên tâm làm việc.
(HBĐT) - Ngày 27/10, tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác mặt trận quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV/2022. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 27/10, UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do Tiến sỹ Bùi Phương Đình, Viện trưởng Viện Xã hội học và phát triển làm trưởng đoàn về việc tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Tại bộ phận "một cửa” thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), cán bộ tiếp công dân luôn tận tình hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định về đất đai, tư pháp – hộ tịch… Người dân đến đây lần lượt theo thứ tự xếp hàng sẽ ngồi tại ghế chờ hoặc tham khảo các thủ tục hành chính niêm yết tại trụ sở, tra cứu thông tin qua máy tra cứu điện tử của thị trấn. Mỗi người đều được nhận kết quả giải quyết nhanh chóng với sự hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ tiếp dân.