(HBĐT) - Sáng 1/11, dưới sự điều hành phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Đất đai (sừa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).


Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Qua thảo luận, đa số ý kiến của đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế của luật hiện hành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Các đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện dự thảo Luật về một số nội dung như: tên gọi, khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi bị cấm; đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền; nghĩa vụ, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phân loại thách thức xử lý đối với các kết quả đánh giá rủi ro; tiêu chí phân loại mức độ rủi ro của từng loại khách hàng…

Đặc biệt, có ý kiến nhấn mạnh: Khoa học - công nghệ phát triển đã tác động tích cực, làm thay đổi cuộc sống; tuy nhiên các tội phạm công nghệ cũng từ đó mà tăng theo, đặc biệt các hành vi lợi dụng dữ liệu trên không gian mạng để thực hiện trao đổi, giao dịch cá nhân có xu hướng toàn cầu… Do vậy cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 7 theo hướng, quy định khung pháp lý để kiểm soát toàn bộ các hình thức chuyển đổi, thỏa thuận trao đổi tiền thông qua các công cụ mã hóa trên không gian mạng, nhằm thực hiện phòng, chống rửa tiền và các loại tội phạm có liên quan. Đồng thời, cần lưu ý về định kỳ đánh giá tốc độ phát triển và nguy cơ rủi ro về rửa tiền trong hoạt động. Đại biểu cũng đề nghị, về xác minh thông tin nhận biết khách hàng, cần quy định cụ thể hơn đối với những trường hợp cần thiết để cơ quan tư pháp chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc nhận biết khách hàng và quy định việc chuyển đổi số với lĩnh vực này.

 

Bên cạnh đó, góp ý về dự thảo Luật, có đại biểu nhấn mạnh, sự phát triển của kinh tế số cũng là cơ hội để các đối tượng tội phạm có hành vi gian lận tinh vi, phức tạp hơn, bao gồm các hành vi rửa tiền sử dụng công nghệ cao thông qua các kênh thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trên nền tảng số… Vì vậy đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với tiền ảo, tài sản ảo để kịp thời ngăn chặn các hành vi rửa tiền.

Đồng thời, có ý kiến cho biết, trong lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công các giao dịch bất động sản có thể qua sàn hoặc trực tiếp, thanh toán bằng tiền hoặc chuyển khoản nên khó kiểm soát. Việc quy định và thực thi các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là hết sức cần thiết, không chỉ để thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Do đó, để góp phần hoàn thiện các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại khoản 2, Điều 4 là tổ chức đấu giá tài sản bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến, nhiều năm gần đây, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương. Do đó, cũng cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá. 

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự. 


P.V (TH)

Các tin khác


Truy trách nhiệm đến cùng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(HBĐT) - Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.

Giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

(HBĐT) - Chiều 31/10, tại UBND tỉnh, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC) của công dân trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố liên quan.

Tọa đàm về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(HBĐT) - Chiều 31/10, Khối thi đua số 1 (Công đoàn Viên chức tỉnh) tổ chức tọa đàm chủ đề "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn Khối thi đua số 1 với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (BVNTTTCĐ); đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng”.

Tiếp thêm động lực mới cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, ngày 30/10, mạng Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đã đăng trên mục "Tin tức nổi bật” bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có tiêu đề "Tiếp thêm động lực mới cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”. Nội dung bài viết như sau:

Huyện Lạc Sơn xây "cầu nối" đến người dân thông qua tiếp xúc, đối thoại

(HBĐT) - Thời gian gần đây, huyện Lạc Sơn được đầu tư nhiều chương trình, dự án quan trọng, hứa hẹn tạo sức bật cho huyện. Cùng với đó là những vấn đề phát sinh tại cơ sở đã được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tạo ổn định để phát triển KT-XH. Giải pháp mang lại những hiệu quả đó chính là thường xuyên tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) trực tiếp với Nhân dân - "cầu nối” hướng tới sự đồng thuận của Nhân dân.

Huyện Lạc Thuỷ giao lưu học tập điển hình tiên tiến năm 2022

(HBĐT) - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức hội nghị giao lưu học tập điển hình tiên tiến năm 2022 với 40 điển hình tiêu biểu trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục