Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về dự án Luật phòng thủ dân sự. Một số đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố vào nội dung chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự.
Nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật Phòng thủ dân sự để khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Đại biểu Quốc hội đánh giá, hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị cơ bản đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu. Cơ quan soạn thảo đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến tại các Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng - An ninh; rà soát thể chế hóa các chính sách tại Nghị quyết số 22/NQ-TW thành nhiều nội dung quan trọng tại dự thảo Luật; bổ sung thông tin, kinh nghiệm quốc tế về phòng thủ dân sự. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Lê Quang Đạo phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tở tổ chiều 1/11. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Một số ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật rộng, vì vậy, cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành, để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng.
Một số đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung như: Các biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy; nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ dân sự; trang bị cho lực lượng phòng thủ dân sự; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện hoạt động phòng thủ dân sự.
Đại biểu Lê Quang Đạo (Doàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho rằng: Phòng thủ dân sự là bộ phận phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, thiên tai; phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai; dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân. Đối với nội dung Chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung thêm chính sách ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả sự cố. Về nội dung xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần quy định rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng các công trình phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo an toàn cho công trình khi có sự cố, thảm họa xảy ra.
Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) cho rằng, để đảm bảo tính bao quát của quy định pháp luật, cần bổ sung thêm hanh fvi nghiêm cấm là hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.
Đại biểu Lê Tất Hiếu cũng cho biết, tại Điều 21 về cấp độ phòng thủ dân sự, dự thảo Luật có quy định rõ, có 4 cấp độ phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, tại Điều 22 quy định về thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự, lại chỉ quy định về thẩm quyền ban bố bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3. Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp, các địa phương được đặt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 4. Đại biểu cho rằng, luật chưa quy định rõ việc bãi bỏ cập độ phòng thủ dân sự, chưa đảm bảo chặt chẽ, thống nhất.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ chiều 1/11.
Tại phiên thảo luận ở tổ chiều 1/11, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã làm rõ thêm về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, nêu rõ phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bình thường của xã hội và đời sống của người dân.
"Để phòng thủ dân sự đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có các điều kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách, chiến lược đến các kế hoạch, biện pháp để triển khai thực hiện, đặc biệt là cần phải có pháp luật để điều chỉnh, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương khẳng định việc xây dựng Luật phòng thủ dân sự tại thời điểm hiện nay hết sức quan trọng để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, các chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự, đặc biệt là trong Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, bảo đảm đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013 và xuất phát từ tình hình thực tiễn đặt ra, các biện pháp áp dụng được kiểm nghiệm qua thực tiễn thấy đúng và có hiệu quả cần được quy định trong Luật.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn chứng, từ thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua đòi hỏi thực hiện các biện pháp như cách ly xã hội, giãn cách xã hội nhưng trong các luật khác chưa có quy định.
Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm rõ phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động phòng thủ dân sự, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự. Trong đó, hoạt động phòng thủ dân sự được dự thảo của Luật quy định rõ bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và không chồng lấn với các luật chuyên ngành khác có liên quan và có tính khả thi cao, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh. Dự thảo Luật cũng quy định rõ khái niệm về thảm họa và khái niệm về sự cố. Đây là hai vấn đề này không thể tách rời nhau, bởi nếu sự cố mà không khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương cũng làm rõ sự cố trong dự thảo Luật Phòng thủ dân sự và sự cố thông thường. Theo đó, đối với sự cố thông thường sẽ thực hiện theo các luật chuyên ngành đã có. Đối với sự cố trong phòng thủ dân sự là sự cố ở mưc độ cao hơn mà các luật khác chưa quy định và khi sự cố có nguy cơ vượt quá khả năng xử lý của các lực lượng chuyên ngành, chuyên trách của chính quyền địa phương thì căn cứ vào 4 yếu tố để xác định cấp độ phòng thủ dân sự từ đó áp dụng các biện pháp tương ứng.
Bốn yếu tố tiêu chí được xác định trong dự thảo Luật gồm phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố; đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; diễn biến khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố và khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự.
Khái niệm của phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật đã kế thừa toàn bộ các khái niệm về phòng thủ dân sự tại Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và so với khái niệm phòng thủ dân sự ở Luật Quốc phòng có bổ sung thêm về phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh để bảo đảm đầy đủ hơn. Theo đó, khái niệm về phòng thủ dân sự được thể hiện là các nội dung cơ bản. Đó là phòng thủ dân sự là một bộ phận phòng thủ đất nước.
Làm tốt việc phòng thủ dân sự sẽ giảm thiểu được thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm phục hồi ổn định chính trị, xã hội và góp phần giữ vững tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. Phòng thủ dân sự được thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh đây là nội dung trọng điểm và xuyên suốt được thể hiện rõ trong các điều khoản của dự thảo Luật.
Theo Báo Tin tức
Sáng 8/11, tại Cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh tại Quyết định số 698-QĐ/TU, ngày 31/10/2022.
(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ tư, chiều 07/11/2022, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Giá (sửa đổi); dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và việc thực hiện Luật Xuất Cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin "nơi sinh” trên hộ chiếu.
(HBĐT) - Những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí được Huyện ủy Kim Bôi đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thứ Hai, ngày 7/11/2022, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 15 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
(HBĐT) - Ngày 31/10, BTV Tỉnh uỷ ban hành kết luận về việc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 25/7/2017 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở.