(HBĐT) - Ngày 31/3, Ban Văn hóa - xã hội, HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình lâm, nông, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh dự kiến trình tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII.
Lãnh đạo Ban Văn hóa - xã hội, HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Hiện nay, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần nâng tỷ lệ người dân có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh năm 2022 chưa đạt chỉ tiêu Chính phủ giao. Nguyên nhân do ảnh hưởng của Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II và I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Mặt khác, do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân, cùng với đó là một số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới… nên tỷ lệ người tham gia BHYT giảm
Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh hỗ trợ thêm 20% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT, tăng tỷ lệ người tham gia BHYT trên địa bàn. Phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ bao phủ BHYT theo Quyết định số 546/QĐ-TTg là hết sức cần thiết và cấp bách.
Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, tổng số hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức sống trung bình là 5.910 hộ với số người ước khoảng 30 nghìn người. Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình khoảng trên 5 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đồng tình với tờ trình về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết. Đồng thời, thảo luận về mức hỗ trợ, chính sách, đối tượng, giải pháp hỗ trợ cho phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và ngân sách của tỉnh.
Việt Lâm
(HBĐT) - Hà Giang đang là điểm hẹn của bao du khách gần xa. Miền đất văn hóa, miền đất lịch sử… với nhiều điểm đến ấn tượng, độc đáo, đặc sắc khó quên. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên) là một trong những "địa chỉ đỏ” của du khách khi đến Hà Giang. Mới đây, được tham gia cuộc thỉnh chuông tại khu nghĩa trang trong một sáng yên lành là một kỷ niệm đặc biệt trong hành trình về miền biên viễn này. Tiếng cán bộ quản lý nghĩa trang, tiếng 9 tiếng chuông ngân xa, ngân xa về miền xa thẳm khiến mỗi thành viên trong đoàn rưng rưng xúc động, chung cảm nghĩ lớn lao về những hy sinh của bao liệt sỹ đã ngã xuống nơi biên cương Tổ quốc.
(HBĐT) - Ngày 11/5/1947, Chi bộ Nật Sơn được thành lập tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Bùi Văn Xe, xóm Trám, xã Nật Sơn, châu Lương Sơn (nay là xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi). Đây là Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của châu Lương Sơn lúc bấy giờ; là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào đấu tranh cách mạng của xã Nật Sơn nói riêng và của huyện nói chung.
(HBĐT) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14) có hiệu lực 01/7/2020. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13), có hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01-07-2020. Kể từ khi Luật có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời góp phần quan trọng vào bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các nội dung của Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, qua đó được mọi tổ chức, cá nhân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay có một số nội dung của 2 Luật trên cần phải sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với các quy định mới, cũng như trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới hiện nay.
Ngày 25/5/2023, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 26/5, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tham gia thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.