(HBĐT) - Trong Hội thảo khoa học 70 năm Chiến thắng Hòa Bình (1952 - 2022) hầu hết ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đều khẳng định: Chiến dịch Hòa Bình là cuộc tập dượt lớn của bộ đội ta chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ sau này. Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập... Để làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu”, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã vững chí, bền gan góp sức cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).


Trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, cùng với quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn. Trong ảnh: Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm giặc Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954. Ảnh: TL

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí chiến lược quan trọng, Hòa Bình không chỉ là mặt trận với những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch mà còn trở thành căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng phục vụ chiến trường. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tư liệu lịch sử, có một điều mà cho đến bây giờ vẫn ít người biết, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật bằng những khẩu sơn pháo 75mm, 105mm. Sau này, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chính những khẩu pháo này đã trút "bão lửa” xuống đầu quân Pháp ở cánh đồng Mường Thanh...

Đưa chúng tôi men theo những chân ruộng lúa chiêm - xuân xanh mướt về phía hang Trâu trên ngọn núi Bai Bương, ông Bùi Văn Dậu, Bí thư Đảng ủy xã Đoàn Kết kể: Là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948, xã Đoàn Kết đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của đồng chí Hoàng Sâm, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội, làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y... Đặc biệt, vào tháng 3/1953, Đoàn Kết đã vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105mm. Các khẩu sơn pháo này, sau đó đều được đưa vào chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau thất bại ở Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và ở mặt trận vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bước vào chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954), thực dân Pháp đã tập trung gần 50% lực lượng và 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương ra Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn công chiến lược giành thế chủ động trên chiến trường. Xác định rõ âm mưu của địch, ta tích cực làm công tác chuẩn bị, đối phó và chuyển trọng tâm chiến đấu lên vùng núi rừng Tây Bắc. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ tháng 9/1953, bộ đội địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã gấp rút tu sửa cầu, phà trên tuyến quốc lộ 6, 12 và 15 để đảm bảo tốt nhất cho vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường. Tính từ tháng 9 - 11/1953, toàn tỉnh đã huy động 17.200 ngày công vận chuyển, tiếp nhận hàng trăm tấn thóc; huy động 3.200 dân công làm đường giao thông, bảo đảm thông suốt cầu, đường cho vận chuyển vũ khí, lương thực cho mặt trận.

Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Để chuẩn bị cho chiến dịch, T.Ư Đảng và Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho tỉnh Hòa Bình tổ chức tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4, tổ chức vận chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ. Thực hiện chủ trương trên, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động nhân lực, phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận.

Với khí thế "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa và mở rộng hơn 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La) phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô chở vũ khí, đạn dược, lương thực ra mặt trận. Ngoài ra, hàng nghìn cán bộ và Nhân dân của tỉnh ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời, tỉnh đã đón và chăm sóc hàng nghìn thương binh từ mặt trận trở về. Tổng kết chiến dịch, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích toàn tỉnh chủ động mở nhiều đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

Có thể nói, trong thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến một cách hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử "chấn động địa cầu”.


M.H


Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục