Đây là vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, sáng 23/5.

Nhìn lại chặng đường từ đầu nhiệm kỳ, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) đánh giá cao kết quả đạt được, trong đó có 2 điểm nổi bật. Một là có được Đề án trình Bộ Chính trị định hướng xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ. Có được Đề án này là vai trò của Đảng đoàn Quốc hội, thể hiện tư duy chiến lược dài hơi song hành với nghị quyết của Đảng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hai là có phương thức lập pháp thích ứng với tình hình. Thời gian qua, Quốc hội đã kịp thời có những nghị quyết nhất là các nghị quyết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để trao cho Chính phủ thẩm quyền để ứng phó với đại dịch.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thanh Vân, hoạt động lập pháp vẫn còn có những hạn chế nhất định, trong đó có 3 hạn chế cố hữu. Một là việc thường xuyên điều chỉnh chương trình xây dựng luật pháp lệnh. Việc thay đổi thường xuyên với chương trình xây dựng luật pháp lệnh hàng năm chứa đựng, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, không bảo đảm và không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Hai là chất lượng các đạo luật chưa cao, đặc biệt là các quy phạm chính trị còn tồn tại khá phổ biến trong các đạo luật. Ba là kỷ cương lập pháp chưa nghiêm, trách nhiệm của người đứng đầu chưa xác định rõ và đặc biệt là quá trình xây dựng chương trình luật pháp lệnh còn cài cắm lợi ích.


Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TH. 

Để khắc phục 3 tình trạng trên, đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị phải sớm khôi phục lại việc xây dựng chương trình pháp luật cho toàn khóa bám vào nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng, hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. Đại biểu cũng nhấn mạnh phải khắc phục tình trạng luật, khung luật ống hạn chế bớt các vi phạm chính trị trong các đạo luật. Để làm được điều này, theo đại biểu, cần đổi mới thành phần Ban soạn thảo theo hướng nhiều nhà khoa học tham gia, nhiều nhà chuyên môn và đặc biệt đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và thể hiện sự cầu thị trong phản biện xã hội.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ nên phân công một Phó Thủ tướng phụ trách công tác xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế để đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật. Nghị quyết về xây dựng chương trình luật pháp lệnh cần xác định trách nhiệm của những người khởi xướng chính sách đề xuất xây dựng pháp luật.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Đoàn Bắc Ninh) cho rằng, để đảm bảo tính ổn định, nâng cao chất lượng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trước hết Chính phủ cần chỉ đạo tổ chức việc rà soát để xem xét chặt chẽ sự cần thiết khi cho ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp luật. Bộ Tư pháp, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm rà soát trước khi trình ra Quốc hội xem xét, thông qua.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần tăng cường hơn nữa kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, nghiêm túc tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các Bộ chủ trì đề xuất, Bộ Tư pháp, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội cùng đồng hành ngay từ giai đoạn đầu của việc đề xuất xây dựng luật, kiên quyết không đưa vào chương trình các dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ càng, chưa đủ điều kiện.


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Đoàn Bắc Ninh) phát biểu tại Hội trường. Ảnh: TH.

Về việc triển khai thi hành pháp luật, pháp lệnh đã được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) đề nghị các cơ quan được giao trách nhiệm cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Mặt khác, trong quá trình triển khai thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc do chưa có sự thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật. Trên tinh thần đó, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường công tác giải thích luật để tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Nêu thực tế tình trạng kéo dài nhiều năm việc chậm gửi tài liệu, hồ sơ, đại biểu Lê Xuân Thân (Đoàn Khánh Hòa) đề nghị cần có biện pháp giải quyết vấn đề này, đảm bảo thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để các dự thảo luật, nghị quyết đạt chất lượng cao.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác lập pháp của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, có nhiều đổi mới sáng tạo, hiệu quả trong phương thức hoạt động, phát huy dân chủ, đề cao tinh thần trách nhiệm với tinh thần lập pháp, chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa, đã thông qua số lượng lớn Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết góp phần quan trọng từng bước hoàn thiện đồng bộ thể chế.

Tuy nhiên, đại biểu nêu rõ, tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản pháp luật vẫn là điều cần phải được quan tâm, chú trọng một số quy định có tính khả thi không cao, sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Đáng lưu ý là trong các văn bản pháp luật còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể để áp dụng thi hành được ngay mà còn phải ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc ban hành các văn bản này thường rất chậm, không kịp thời nên pháp luật chậm đi vào đời sống, tồn tại tình trạng nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau…

Để việc xây dựng pháp luật được đồng bộ, nhanh chóng đi vào cuộc sống, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành hình thành rõ ràng những cơ chế, chính sách ngay trong các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; xem xét duyệt và chịu trách nhiệm về các chính sách trong các dự án luật, pháp lệnh được đưa vào Chương trình.

Bên cạnh đó, cần tăng cường việc giải thích pháp luật cho các quy định trong văn bản pháp luật được hiểu đúng và được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật, sớm xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng được mong mỏi của cử tri, nhân dân và doanh nghiệp cũng như đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đời sống đặt ra…/.

Theo Dangcongsan.vn

Các tin khác


Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành

Sáng 29/3, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Đại hội Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/3, Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, ngày 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục